Tại sao ông Putin không quan tâm đến lệnh trừng phạt của châu Âu về vụ Navalny?

Vụ việc liên quan đến chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny được cho là bị đầu độc bởi chất độc thần kinh đang làm leo thang căng thẳng giữa Nga và một số nước phương Tây.

Mới đây, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cáo buộc Moscow “có dính líu và phải chịu trách nhiệm” trong vụ đầu độc ông Navalny bằng chất độc thần kinh, đồng thời tuyên bố sẽ tìm cách thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh cấm vận mới chống lại Nga.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RIA)

“Nga đến nay không đưa ra được bất kỳ lời giải thích đáng tin cậy nào. Trong bối cảnh này, chúng tôi cho rằng không có bất cứ lời giải thích hợp lý nào khác về vụ đầu độc ông Navalny ngoài sự dính líu và trách nhiệm của Nga”, tuyên bố chung cho biết.

Tuyên bố chung của Ngoại trưởng Pháp và Đức được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) của Liên Hiệp Quốc xác nhận kết luận của phía Đức, Pháp và Thụy Điển là ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Novichok là chất độc thần kinh chết người đã bị cấm, từng được quân đội Liên Xô phát triển trong thập niên 1970 và 1980.

Trong khi đó, tuyên bố người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nêu rõ: “Tuyên bố của hai Ngoại trưởng, vốn không thể chấp nhận được về nội dung và giọng điệu, cho thấy Paris và Berlin rõ ràng thiếu mong muốn tìm hiểu sự thật”, đồng thời tố cáo Đức và Pháp “đe dọa và cố gắng tống tiền” Moscow.

Theo chuyên gia của tờ Glavred (Ukraine), đây là những loại trừng phạt được áp dụng đối với một số cá nhân nhất định. Chúng có thể ảnh hưởng một phần đến lợi ích của nhà nước, nhưng đây là một loại tương tự của “Danh sách Magnitsky” nổi tiếng. Các biện pháp trừng phạt này sẽ giáng một đòn mạnh vào một số nhân vật nhất định, trong số đó có thể có những quan chức cấp cao có thể không liên quan trực tiếp đến việc vụ việc.

Nhìn chung, ý tưởng trừng phạt các cá nhân được phương Tây đưa ra sau vụ đầu độc gia đình điệp viên Nga Skripal ở Salisbury. Sở dĩ châu Âu có phản ứng như vậy là do họ cho rằng Nga đã sử dụng vũ khí hóa học bị cấm theo các công ước quốc tế.

Tuy nhiên, không đủ căn cứ để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân Tổng thống Putin, người bị chính Navalny cáo buộc đầu độc. Bởi vì các biện pháp trừng phạt này sẽ không được mở rộng cho các quan chức cấp cao hơn hoặc những người thân cận của họ, do có một nguyên tắc bất thành văn là không áp dụng các biện pháp trừng phạt cho đến khi thực hiện đối thoại trực tiếp. Vì vậy, như trường hợp của Tổng thống Belarus Lukashenko trước đây, sẽ không có biện pháp trừng phạt nào đối với ông Putin.

“Chúng tôi hiểu rằng không có gì xảy ra ở Nga mà không có ảnh hưởng của ông Putin. Vì vậy, danh sách trừng phạt liên quan đến vụ Navalny khó có thể được mở rộng cho bất kỳ ai trên các quan chức cấp trung. Và ngay cả từ thực tế là các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với các nhân vật đáng chú ý của Nga, các nhà chức trách sẽ không phải chịu nhiều thiệt hại”, các chuyên gia nhấn mạnh.

Phía Nga cho rằng Mocsow yêu cầu phương Tây chia sẻ thông tin, cung cấp bằng chứng nhưng bị phớt lờ. Tuy nhiên, Moscow không mở cuộc điều tra hình sự về trường hợp của ông Navalny vì các bác sĩ Nga tuyên bố không tìm thấy dấu vết của chất độc thần kinh Novichok.

Trước đó, hôm 30/9, trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel (Đức), ông Navalny cáo buộc Tổng thống Nga Putin đứng sau nghi án ông bị đầu độc, nhưng điện Kremlin phủ nhận thông tin này. Ông Navalny là người thường công khai chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Moscow vào năm 2019.

Tỷ phú Nga kêu gọi ông Putin can thiệp vào xung đột Nagorno-Karabakh

Tỷ phú Nga kêu gọi ông Putin can thiệp vào xung đột Nagorno-Karabakh

Mới đây, tỷ phú người Nga gốc Armenia Ruben Vardanyan cho rằng xung đột ở Nagorno-Karabakh là một quả “bom địa chính trị” có thể phát nổ ở Nga.

Thanh Bình (lược dịch)

Nhiều người lao động Mỹ sợ bị AI thay thế

Khảo sát mới nhất cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc. Nhiều người sẵn sàng nhận lương thấp hơn nếu được phép dùng AI.

Foxconn tăng lương, thưởng cho công nhân sản xuất iPhone

Lao động mới ký hợp đồng tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới sẽ được nhận mức lương, thưởng hậu hĩnh.

Cận cảnh máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

Hãng hàng không China Eastern mới đây đã đưa máy bay chở khách C919 do Trung Quốc sản xuất vào sử dụng và hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên.

31 tỷ phú nhiều tiền hơn cả Bộ Tài chính Mỹ

Tài sản mà 31 tỷ phú nắm giữ hiện nhiều hơn so với khoản tiền mặt 38,8 tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ tính tới cuối ngày 26/5.

Hàn Quốc bắt nữ nghi phạm giết người, phân xác ngay lần đầu gặp mặt

HÀN QUỐC- Cảnh sát đã bắt giữ nữ nghi phạm bị tình nghi giết, và phân xác một phụ nữ ngoài 20 tuổi ngay lần đầu tiên hai người gặp mặt.

Cặp vợ chồng nhẫn tâm để 7 đứa con sống chung với chuột

MỸ - Cảnh sát Mỹ phát hiện điều kiện sống vô cùng tồi tàn trong căn nhà mà một cặp vợ chồng để 7 đứa con ở chung với chuột, và rác thải.

Tỷ phú Mỹ bất ngờ tặng tiền cho 2.500 sinh viên tại lễ tốt nghiệp

Mỗi sinh viên được trao hai phong bì, mỗi cái chứa 500 USD. Trong đó, một phong bì tặng sinh viên, cái còn lại để họ quyên góp cho một tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn.

Vì sao người giàu có và quyền lực thường mua siêu du thuyền?

Siêu du thuyền là biểu tượng của giàu có và địa vị. Một lý do quan trọng mà những người giàu có và quyền lực sẵn sàng chi tiền mua phương tiện này là nó mang đến không gian cực kỳ riêng tư.

Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ tổ chức họp cấp bộ trưởng quốc phòng

Trung Quốc đã từ chối đề xuất của Mỹ về việc tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20.

Con trai Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì 'hành vi không phù hợp'

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, con trai cả của ông sẽ từ chức thư ký vì đã có những hành vi không phù hợp tại dinh thủ tướng vào năm ngoái.

Đang cập nhật dữ liệu !