Tại sao Nga kiên quyết giữ chủ quyền quần đảo Nam Kuril trước áp lực từ Nhật Bản và Mỹ?

Quần đảo Nam Kuril tranh chấp giữa Nga với Nhật Bản đang dần trở thành “điểm nóng” ở khu vực Đông Bắc Á, Nga kiên quyết không nhượng bộ Nhật Bản vì nhiều vấn đề.

Theo báo cáo của truyền thông Nga, từ ngày 4-12/4, Moscow đã điều động một số lượng lớn tàu chiến đến vùng biển quần đảo Nam Kuril (tranh chấp với Nhật Bản và Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) để tiến hành các hoạt động diễn tập. Tokyo đã cảm thấy vô cùng căng thẳng trước động thái của Quân đội Nga, và cũng nhanh chóng điều các tàu chiến của Lực lượng phòng vệ trên biển đến theo dõi hoạt động của Nga.

{keywords}
Quần đảo Kuril, chữ số năm màu đỏ ghi nhận đường biên giới giữa Nga/Liên Xô và Nhật Bản. Nguồn: Eastday.com.

Nga không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền. Đây không phải là lần đầu tiên Moscow thực hiện các hoạt động như vậy tại 4 hòn đảo phía Bắc đang tranh chấp với Nhật Bản, sự khác biệt ở đây chỉ là quy mô lớn hay nhỏ. Trước đây, Nga chỉ điều động một máy bay ném bom chiến lược Tu-95 hoặc máy bay tuần tra chống ngầm Il-38 đến tuần tra khu vực này. Mặc dù Nhật Bản lo lắng nhưng sau tất cả, thì đó vẫn chỉ là một hoạt động thường ngày. nhưng hành động lần này của Quân đội Nga rõ ràng đã gửi đến Thủ tướng Abe một tín hiệu khẳng định chủ quyền mạnh mẽ.

Liên Xô căn cứ vào quyết định của Hội nghị Yalta năm 1945 để đưa quần đảo Nam Kuril vào bản đồ của mình. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa kế hợp pháp, tuy nhiên Nhật Bản đã không chấp nhận kết cục như vậy. Bắt đầu từ năm 1981, Tokyo đã nối lại các hoạt động bảo vệ quyền liên quan đến bốn hòn đảo này. Khi Thủ tướng Abe lên nắm quyền, Nhật Bản cũng khởi động lại các cuộc đàm phán về vấn đề lãnh thổ. Ban đầu, Nga cũng có ý định trả lại 2 trong số những hòn đảo nhỏ này là Habomai và Shikotan sau khi ký hiệp ước hòa bình, nhưng mục tiêu của Nhật Bản là thu hồi toàn bộ các đảo tranh chấp với Nga thì mới ký hiệp ước hòa bình.

{keywords}
Hội nghị Yalta năm 1945. Nguồn: eastday.com.

Tokyo đã tiến hành nhiều phương án nhằm thu hồi nhóm đảo này, bao gồm cả việc phát triển lực lượng quân sự để đe dọa Nga. Ngoài việc thành lập một lực lượng tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo thì Nhật Bản cũng không ngừng tăng cường sức mạnh của Lực lượng phòng vệ trên biển và dự định hợp tác với lực lượng Mỹ tại Nhật Bản để gây áp lực với Nga.

Để ngăn chặn ý định của Nhật Bản, Tổng thống Putin đã từng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Nga rộng mênh mông nhưng không thừa một tấc đất nào, trên vấn đề lãnh thổ, không có chỗ để đàm phán, chỉ có chiến tranh”. Đồng thời, Tổng thống Putin cũng đưa ra các hành động thiết thực để thể hiện quyết tâm cảnh báo Nhật Bản. Một mặt, Nga đã thiết lập và tăng cường sự hiện diện quân sự trên bốn hòn đảo phía bắc, mặt khác, Moscow cũng đưa ra Kế hoạch kinh tế Viễn Đông để phát triển những hòn đảo này.

{keywords}
Nga diễn tập tại quần đảo Kuril. Nguồn: eastday.com.

Một lý do nữa để Nga quyết giữ quần đảo này đó là vấn đề lịch sử. Mặc dù Nga và Mỹ có thái độ thù địch với nhau, nhưng có một sự thống nhất ngầm về các vấn đề liên quan đến bốn hòn đảo phía bắc. Đầu tiên, bốn hòn đảo phía bắc là kết quả của một sự giảng hòa giữa Liên Xô và Mỹ trước khi Thế chiến II kết thúc, Liên Xô đạt được 4 hòn đảo này và đổi lại là Mỹ được phép hiện diện quân sự ở Nhật Bản. Nếu Mỹ phủ nhận điều này, cũng có nghĩa là Mỹ sẽ phải “quay lưng” lại với Nhật Bản.

Thứ hai, vấn đề chủ quyền của bốn hòn đảo phía bắc cũng liên quan đến việc xác định lịch sử của Thế chiến II. Nga coi mình là một quốc gia chiến thắng và là đại diện phe chính nghĩa xác lập chủ quyền đối với bốn hòn đảo phía bắc, Nhật Bản là quốc gia phải chấp nhận sự trừng phạt từ phe chính nghĩa sau Thế chiến II. Nếu tiến hành các cuộc đàm phán và trao trả cho Nhật Bản 4 hòn đảo này cũng có nghĩa là phủ nhận lịch sử. Vấn đề mang tính nguyên tắc này là không thể chấp nhận được đối với Nga.

{keywords}
Chủ quyền quần đảo Kuril đại diện cho vai trò chính nghĩa của Nga trong Thế chiến II. Nguồn: eastday.com.

Vị trí chiến lược quan trọng của quần đảo này cũng là điều mà Nga không thể bỏ qua. Mặc dù Nhật Bản đã nhiều lần khẳng định trong các cuộc đàm phán trước đây rằng, Tokyo sẽ không cho phép Quân đội Mỹ đóng quân sau khi lấy lại bốn hòn đảo phía bắc, nhưng lịch sử đã chứng minh vô số lần rằng “những điều này là vô nghĩa”. Chính phủ Nga cũng nhận thức rõ một điều, 4 hòn đảo phía bắc là một cứ điểm chiến lược tự nhiên có thể che chắn cho toàn bộ lực lượng quân sự của Mỹ và Nhật Bản, đồng thời đe dọa vùng Viễn Đông của Nga. Nếu Nhật Bản có được những hòn đảo này, sẽ khó có thể đảm bảo rằng quân đội Mỹ sẽ không đóng quân trên đó.

Khi Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở đây, liên quân Mỹ - Nhật Bản hoàn toàn có thể chặn các lối đi về phía đông hoặc phía nam của các cảng Kamchatka và Chukotka, cuối cùng trở thành một cuộc tấn công vào Viễn Đông Nga. Đây cũng là lý do chính khiến Liên Xô thà từ bỏ việc hiện diện quân sự của mình ở Nhật Bản để buộc phải có được 4 hòn đảo phía bắc.

Việc bố trí chiến lược này cũng mang tính dự báo cho tương lai, ngày nay chiến lươc chuỗi đảo đầu tiên vây xung quanh Liên Xô và Trung Quốc bằng đường biển bắt đầu từ quần đảo Nam Kuril mà Mỹ miệt mài xây dựng từ năm 1951 đã bị phá hủy bởi Nga chiếm giữ khu vực này.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !