Tại sao Mỹ "sợ" tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương?
Hạ thủy tàu ngầm Stary Oskol |
Theo ông Foggo, số lượng đội tuần tra của Nga trong 12 tháng qua đã tăng hơn 2 lần.
Tuy nhiên, ngài Phó Đô đốc không lo lắng về sự gia tăng hoạt động của các lực lượng tàu ngầm Nga, tờ FAZ cho biết. Mối quan ngại lớn tập trung vào công nghệ và vũ khí mớ của những chiếc tàu ngầm này, dường như Nga đang bị 'cáo buộc' gây nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh NATO.
"Chúng tôi đang nhìn thấy một trận chiến thứ tư trên Đại Tây Dương", ông Foggo nói.
Ông Foggo đang chỉ huy hạm đội thứ sáu của Mỹ ở châu Âu, bao gồm: 40 tàu, 175 máy bay và 21.000 binh lính. Tờ báo Đức cho biết, đây là một trong những hạm đội lớn nhất của Hải quân Mỹ.
"Hiện nay, Hải quân Mỹ đang bị quá tải, Nick Childs - một chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London cho biết. Một cuộc xung đột mới với Nga ở Bắc Đại Tây Dương và các vùng biển lân cận sẽ tiếp tục làm cho tình hình thêm trầm trọng".
Cũng theo ông Childs, Tổng thống Nga Vladimir Putin "muốn một lần nữa thách thức Mỹ trên biển".
Tổng thống Nga Putin |
Tờ FAZ chú ý đến 2 lý do khiến cho vũ khí trang bị tàu ngầm của Nga gây nên mối lo ngại đối với Mỹ.
Thứ nhất, các tàu săn ngầm của Nga có thể gây nguy hiểm cho tàu ngầm "Ohio" của Mỹ đang tuần tra trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Ngoài ra, tàu ngầm của Nga có thể làm giảm đáng kể khả năng kiểm soát chiến lược của tàu ngầm Mỹ.
Thứ hai, các tàu ngầm của Nga có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tàu của Mỹ được trang bị hệ thống chiến đấu đa chức năng "Aegis". Những chiếc tàu này là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, mà Moscow đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích.
Tong vài năm gần đây, Nga đã nâng cấp đáng kể hạm đội tàu ngầm của mình. Ngoài ra, còn chế tạo các tàu mới. Moscow đã chứng minh được hiệu quả của chúng vào tháng 12/2015.
Khi đó, tàu ngầm "Stary Oskol" của Nga đặt căn cứ tại Địa Trung Hải, đã bắn tên lửa vào nhóm các chiến binh "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở thành phố Raqqa của Syria.
"Cách trình diễn này gây ấn tượng đối với người Mỹ và NATO", ông Nick Childs cho biết.
Năm nay, ông kỳ vọng vào cuộc diễn tập quy mô lớn của Hải quân Nga ở vùng biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. "NATO phải khẩn trương tìm ra cách nào đó, nếu muốn đối phó với những thách thức mới", chuyên gia tổng kết.