Tại sao F-35 khó có thể thay F/A-18 làm ‘át chủ bài’ trên tàu sân bay?
Hải quân Mỹ vẫn đang tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là thay thế toàn bộ máy bay F/A-18 bằng F-35, liệu rằng đây có phải là sự lựa chọn phù hợp.
Trong lĩnh vực máy bay biên chế trên tàu sân bay của Mỹ, hiện vẫn chưa rõ liệu phiên bản tàng hình của F-35 có đáp ứng được yêu cầu tác chiến của Hải quân Mỹ hay không, nhưng ở giai đoạn này, máy bay trên tàu sân bay chủ lực của hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn là F/A-18 Hornet.
F/A-18 Hornet đang là chủ lực trên tàu sân bay Mỹ. Nguồn: Sohu. |
Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet thay thế máy bay chiến đấu nổi tiếng F-14, và nó có những độc đáo riêng khó có thể thay thế. F/A-18 có lợi thế tương tự F-14 trong tác chiến tầm cao và tốc độ cao, nó có thể thực hiện các nhiệm vụ không chiến, hộ tống máy bay cường kích, tấn công các mục tiêu mặt đất.
Sự ra đời của F-18 bắt nguồn từ những năm 1970. Khi đó, Quân đội Mỹ hy vọng sẽ phát triển một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, General Motors và Northrup Grumman đã tiến hành một “cuộc chiến” vì đơn đặt hàng F-18 của Mỹ. Kết quả là, General Motors đã đưa ra thiết kế của máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm F-16 Fighting Falcon, còn Northrup Grumman đã chế tạo máy bay chiến đấu F-18 Hornet.
Mục tiêu thiết kế ban đầu của F-18 là phục vụ cho F-14, nhưng các máy bay chiến đấu F-14 đã được cho nghỉ hưu vào đầu thế kỷ 21, trong khi đó kế hoạch máy bay tấn công thế hệ mới của quân đội Mỹ không mang lại kết quả khả quan. Nên giờ đây F-18 gánh vác cả hai gánh nặng.
Ngoài nhiệm vụ kép là máy bay cường kích và máy bay chiến đấu hộ tống, trước khi phiên bản F-35 trên tàu sân bay có hiệu quả chiến đấu, F-18 cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ là lực lượng tấn công chủ lực.
Sau gần nửa thế kỷ phát triển, tiêm kích F-18 liên tục được nâng cấp và nhiều phiên bản khác ra đời. Đây là loại máy bay chiến đấu được hiện đại hóa cao, và việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đã đạt đến mức không thể phù hợp hơn.
Có hai phiên bản chính trong gia đình máy bay chiến đấu F-18, đó là F-18E một chỗ ngồi và F-18F hai chỗ ngồi, hai chiếc tiêm kích này đã được thiết kế lại và đã hình thành một đẳng cấp mới trong dòng máy bay tác chiến trên tàu sân bay của Mỹ.
Trọng lượng cất cánh tối đa của F-18 có thể đạt 30 tấn, mang được 5 thùng nhiên liệu phụ, rất thuận lợi về tầm bay, hơn nữa F-18 đã áp dụng thiết kế tàng hình trên thân và khu vực phản xạ radar đã được giảm đáng kể. So với tiêm kích F-14, một ưu điểm khác của F-18 là chi phí sản xuất thấp và dễ bảo dưỡng.
Chiếc chiến đấu cơ F/A-18C cuối cùng của Không quân Hải quân Mỹ mang số hiệu 300 đã được cho về hưu trong tháng 10/2019, kết thúc thời gian nhiều năm phục vụ của loại tiêm kích này. Đến nay, toàn bộ các chiến đấu cơ F/A-18C và một số ít phiên bản F/A-18D đã được Không quân Hải quân Mỹ cho về "về hưu" hết, thay vào đó là phiên bản F/A-18E và F.
F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu và tấn công các mục tiêu mặt đất (F/A viết tắt của Fighter/Attack – Chiến đấu/Tấn công).
Nguyên mẫu đầu tiên của F/A-18 được phát triển từ YF-17 (mẫu máy bay được phát triển dựa trên máy bay F-5E) của Northrop trong thập niên 1970 để sử dụng trong Hải quân Mỹ và Thủy quân lục chiến.
F-18 là máy bay đã mang lại nhiều vinh quang cho Hải quân Mỹ. Nguồn: Sohu. |
Ngoài tính năng tàng hình, F/A-18 còn có những tính năng khí động lực xuất sắc, chủ yếu nhờ vào các cánh nâng phía trước cánh (LEX). Độ tin cậy và linh hoạt của máy bay khiến nó trở thành loại vũ khí đáng giá trên tàu sân bay.
Dù vậy, máy bay này đã từng bị chỉ trích vì có tầm hoạt động và tải trọng kém so với những loại máy bay cùng thời, như Grumman F-14 Tomcat trong vai trò máy bay chiến đấu và tấn công, và Grumman A-6 Intruder cùng LTV A-7 Corsair II trong vai trò tấn công.
Phiên bản F/A-18E/F Super Hornet, một bản thiết kế lại lớn hơn và có sự phát triển cao hơn của F/A-18 được coi là một trong số ít những tiêm kích hạm tốt nhất thế giới xét trên tổng hợp tiêu chí ở thời điểm hiện tại.
Trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ thường có 4 phi đội máy bay chiến đấu phản lực. Hiện tại, cả 4 phi đội đều được biên chế tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet. Trong thập kỷ tới, Hải quân sẽ thay những chiếc Super Hornet cũ bằng biến thể F-35, F-35C dùng cho tàu sân bay. Trước những năm 2030, Không quân của Hải quân Mỹ sẽ gồm 2 phi đội Super Hornet nâng cấp, Block III và 2 phi đội F-35C.
Tiêm kích F-35 đã mất hơn hai thập kỷ để phát triển từ bản vẽ thành hiện thực. Trong thời gian đó, Mỹ từ vị trí là siêu cường duy nhất không bị thách thức bởi đối thủ nào cho đến hiện tại, khi một nước Nga hồi sinh và quân đội Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ như những đối thủ chiến lược, chưa tính đến sự thiếu hụt linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ rút lui.
Do vậy, thay vì đặt hy vọng vào dự án F-35 xa vời, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng, Mỹ nên tiếp tục cải tiến “quái điểu” F/A-18. Một báo cáo tháng 1/2021 từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính, Hải quân có thể chi tới 67 tỉ USD để thay thế phi đội F/A-18E/F từ năm 2032 đến năm 2050 và 22 tỉ USD khác để thay thế các EA-18G Growler. Đây là những con số không hề nhỏ cho kế hoạch F-35 đầy tham vọng của Hải quân Mỹ.
Nga dùng ICBM Sarmat để đáp trả Minuteman III của Mỹ
Chỉ trong vòng 24h, cả Nga và Mỹ đều công bố thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cuộc đua “đồ chơi chết chóc” này đang ngày càng hiện hữu.
Đức Trí (Lược dịch)