SV ngành kỹ thuật “đắt việc” nhất sau tốt nghiệp
Đó là thông tin trong báo cáo kết quả khảo sát và công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ĐH năm 2018 mà Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực vừa gửi lãnh đạo Bộ GD-ĐT.
Theo TS Hoàng Công Dụng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD-ĐT), tổng hợp báo cáo của 183 trường ĐH (không bao gồm các trường khối an ninh, quốc phòng) cho thấy lĩnh vực kỹ thuật là nhóm ngành 'đắt việc' nhất khi sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm tới 97,3%.
“Các trường đào tạo mã ngành này cho biết nhiều ngành đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhiều doanh nghiệp vào tận trường tuyển dụng khi các em mới học năm 3, năm 4. Doanh nghiệp còn ký hợp đồng với trường, bố trí chỗ thực tập, hứa tuyển dụng SV tốt nghiệp, khi trường bắt đầu tuyển sinh”, ông Dụng nói.
Theo TS Dụng, còn có hơn 10 lĩnh vực, ngành nghề khác (trong tổng số 23 lĩnh vực) tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, từ 90% trở lên, như Kinh doanh và Quản lý (94,9%); Kiến trúc và Xây dựng (94,6%); Dịch vụ vận tải (94,4%); Dịch vụ, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân (94,1%); Máy tính và Công nghệ thông tin (93,9%);...
Ngược lại, nhóm ngành Môi trường và Bảo vệ môi trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm thấp nhất là 80,4%.
Trong nhóm ngành có tỷ lệ việc làm thấp còn có Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (82,7%); Dịch vụ xã hội (82,3%).
Ngoài ra, nếu theo thống kê chung từ báo cáo kết quả khảo sát của 181 cơ sở giáo dục đại học và cả 40 trường cao đẳng gửi báo cáo về Bộ năm 2018, so sánh tỷ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi của năm 2018 và sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2017, có các chỉ số tương ứng là: 91,6% và 87%. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm năm 2018 đã tăng lên đáng kể so với năm 2017, dù tỷ lệ sinh viên đại học có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi của năm 2018 chỉ đạt 65,5%.
Về tỷ trọng giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo, có sự chênh lệch đáng kể ở một số ít lĩnh vực, ngành nghề. Cụ thể, chiếm số lượng lớn nhất về số lượng sinh viên tốt nghiệp là lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, với khoảng 53.391 sinh viên tốt nghiệp đại học. Tiếp đến là lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên với 27.028 sinh viên tốt nghiệp. Mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn nhưng tỷ lệ việc làm của 2 lĩnh vực này so với tỷ lệ chung không quá thấp (tương ứng là 61,9% và 67,6% so với 65,5%). Trong khi đó, một số lĩnh vực, ngành nghề thu hút được rất ít sinh viên theo học, cụ thế: lĩnh vực Toán và Thống kê (748 sinh viên tốt nghiệp), Dịch vụ vận tải (773 sinh viên tốt nghiệp),…
Các lĩnh vực, ngành nghề có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao như: Dịch vụ, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân (80,9%); Nghệ thuật (74,4%); Kỹ thuật (71,9%). Cá biệt, lĩnh vực Dịch vụ vận tải có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm khá cao (79,2%) nhưng vẫn chưa thu hút được sinh viên theo học.
Các lĩnh vực có tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp thấp, gồm có: Dịch vụ xã hội (48,9%); Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (55,5%); Môi trường và Bảo vệ môi trường (57,2%); Sản xuất và Chế biến (59,0%); Pháp luật (59,0%).
“Các trường đào tạo mã ngành này cho biết nhiều ngành đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhiều doanh nghiệp vào tận trường tuyển dụng khi các em mới học năm 3, năm 4. Doanh nghiệp còn ký hợp đồng với trường, bố trí chỗ thực tập, hứa tuyển dụng SV tốt nghiệp, khi trường bắt đầu tuyển sinh”, ông Dụng nói.
![]() |
Các sinh viên theo ngành kỹ thuật trong một giờ thực hành tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo TS Dụng, còn có hơn 10 lĩnh vực, ngành nghề khác (trong tổng số 23 lĩnh vực) tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, từ 90% trở lên, như Kinh doanh và Quản lý (94,9%); Kiến trúc và Xây dựng (94,6%); Dịch vụ vận tải (94,4%); Dịch vụ, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân (94,1%); Máy tính và Công nghệ thông tin (93,9%);...
Ngược lại, nhóm ngành Môi trường và Bảo vệ môi trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm thấp nhất là 80,4%.
Trong nhóm ngành có tỷ lệ việc làm thấp còn có Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (82,7%); Dịch vụ xã hội (82,3%).
![]() |
Ngoài ra, nếu theo thống kê chung từ báo cáo kết quả khảo sát của 181 cơ sở giáo dục đại học và cả 40 trường cao đẳng gửi báo cáo về Bộ năm 2018, so sánh tỷ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi của năm 2018 và sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2017, có các chỉ số tương ứng là: 91,6% và 87%. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm năm 2018 đã tăng lên đáng kể so với năm 2017, dù tỷ lệ sinh viên đại học có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi của năm 2018 chỉ đạt 65,5%.
Về tỷ trọng giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo, có sự chênh lệch đáng kể ở một số ít lĩnh vực, ngành nghề. Cụ thể, chiếm số lượng lớn nhất về số lượng sinh viên tốt nghiệp là lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, với khoảng 53.391 sinh viên tốt nghiệp đại học. Tiếp đến là lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên với 27.028 sinh viên tốt nghiệp. Mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn nhưng tỷ lệ việc làm của 2 lĩnh vực này so với tỷ lệ chung không quá thấp (tương ứng là 61,9% và 67,6% so với 65,5%). Trong khi đó, một số lĩnh vực, ngành nghề thu hút được rất ít sinh viên theo học, cụ thế: lĩnh vực Toán và Thống kê (748 sinh viên tốt nghiệp), Dịch vụ vận tải (773 sinh viên tốt nghiệp),…
Các lĩnh vực, ngành nghề có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao như: Dịch vụ, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân (80,9%); Nghệ thuật (74,4%); Kỹ thuật (71,9%). Cá biệt, lĩnh vực Dịch vụ vận tải có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm khá cao (79,2%) nhưng vẫn chưa thu hút được sinh viên theo học.
Các lĩnh vực có tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp thấp, gồm có: Dịch vụ xã hội (48,9%); Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (55,5%); Môi trường và Bảo vệ môi trường (57,2%); Sản xuất và Chế biến (59,0%); Pháp luật (59,0%).
Thanh Hùng
Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School
Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.
Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?
Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.
72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất
Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.
Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc
Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn
Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.
Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?
Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.
Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?
Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.
Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất
Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.
Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh
Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.
Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5
Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.