Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN

Tổ hợp tên lửa chiến lược REDUT - M của Hải quân Việt Nam có khả năng cơ động cao với tầm tác chiến tấn công bảo vệ khoảng 400km, bao trùm toàn bộ khu vực các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.

Căn cứ tên lửa đất đối hải (hay còn gọi là tên lửa bờ) Đoàn tên lửa 679 của hải quân Việt Nam nằm bên sườn núi. Trang bị tổ hợp tên lửa REDUT - M, đài điều khiển SKALA - E, sử dụng các tên lửa đối hải P -35, P-28, P-28M...là một trong những hệ thống vũ khí khí tài chiến lược tạo nên sức mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 1

Xe bệ phóng tên lửa đất đối hải REDUT - M của hải quân Việt Nam

Lệnh báo động vang lên... Trong vòng chưa đầy 5 phút, các xe bệ phóng mang tên lửa ầm ầm lao ra vị trí chiến đấu. Ống phóng tên lửa dài hơn 10m nhanh chóng dâng cao hướng lên không trung. Sĩ quan điều khiển trong xe dẫn bắn nhanh chóng triển khai thiết bị chỉ thị mục tiêu sục sạo tìm kiếm, thông báo của kíp chiến đấu dõng dạc vang lên xác định tọa độ, khóa vị trí mục tiêu là tàu chiến đối phương đang hiện diện trên biển xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Luồng nhiên liệu khởi động rít lên phụt mạnh thổi tung đất đá phía sau xe bệ, tên lửa P-35 sẵn sàng nhận lệnh... Phóng.

Trên đây là khung cảnh buổi diễn tập trình diễn khả năng sẵn sàng chiến đấu của hệ thống tên lửa REDUT - M của Hải quân Việt Nam. Các kíp tên lửa tại Đoàn 679 cũng đã trình diễn luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị bắn tên lửa của xe bệ phóng trước đoàn các Tư lệnh Hải quân ASEAN trong dịp thăm đơn vị vào tháng 7/2011. Bấm vào đây xem thêm ảnh chuyến thăm của các Tư lệnh Hải quân ASEAN

Với khả năng cơ động di chuyển nhanh của tổ hợp, các phiên bản đạn tên lửa P - 35 có tầm bắn kỹ thuật khoảng 400km bao phủ bảo vệ toàn bộ các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bấm vào đây xem phân tích tính năng, thông số chi tiết của tổ hợp tên lửa REDUT

Hình ảnh tổ hợp tên lửa REDUT - M lần đầu tiên giới thiệu trên Infonet:

Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 2

Nhận lệnh báo động, xe bệ phóng cơ động đưa tên lửa P - 35 triển khai vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.
Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 3
Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 4

Triển khai tên lửa vào vị trí chiến đấu


Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 5
Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 6

Tổ hợp tên lửa REDUT - M có khả năng điều khiển đồng thời bắn 04 tên lửa đến mục tiêu. Tên lửa có độ cao bay hành trình: 400 - 7.000m. Độ cao bay cuối quỹ đạo: 24 - 100m.Các chuyên gia quân sự NATO đặt mã hiệu cho hệ thống tên lửa này là SS-N-3 "Shaddock". Bấm vào đây xem chi tiết tính năng tên lửa

Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 7
Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 8

Tổ hợp tên lửa REDUT có thể điều khiển đồng thời 04 tên lửa bắn tới mục tiêu.

Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 9

Đoàn Tư lệnh các nước ASEAN thăm kíp thao diễn tên lửa tại Đoàn tên lửa bờ 679 của Việt Nam. Bấm vào đây xem thêm ảnh chuyến thăm của các Tư lệnh Hải quân ASEAN

Sức mạnh tên lửa đối hải bảo vệ Trường Sa của VN - ảnh 10

Tên lửa P-35 rời bệ phóng. Ảnh tư liệu

Bài, ảnh Việt Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !