Sự 'thức tỉnh' của Mỹ trước tham vọng của Nga tại Bắc Cực

Ngay sau khi Nga thể hiện quyết tâm khống chế tuyến hàng hải Bắc Cực, Mỹ lập tức đáp trả bằng việc bộc lộ tham vọng của mình tại khu vực chiến lược này.

Mới đây Bộ trưởng Không quân Mỹ Barbara Barrett công bố Báo cáo chiến lược Bắc cực của Mỹ tại Hội thảo an ninh Đại Tây Dương. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa ra chiến lược cụ thể ở Bắc Cực kể từ khi thành lập lực lượng vũ trụ. Chiến lược đã xác định rõ mục tiêu của Mỹ tại Bắc Cực cũng như sự đe dọa của Nga tại khu vực này.

{keywords}
 Mỹ chính thức coi Bắc Cực là khu vực chiến lược mới trong cạnh tranh với Nga. Nguồn: people.com.cn.

Đưa ra bốn mục tiêu chiến lược lớn

Theo báo cáo trong những năm gần đây Nga và các quốc gia khác đã liên tục tăng cường ảnh hưởng ở Bắc Cực, điều này đã đặt ra mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ. Trong đó, Nga có sự hiện diện quân sự thường trực lớn nhất ở khu vực Bắc Cực và tiếp tục tăng cường lực lượng không quân tấn công cũng như các hệ thống tên lửa ở đây. Do vậy, Không quân và Lực lượng vũ trụ Mỹ cần:

Một là duy trì trạng thái cảnh báo cao trong toàn khu vực, bao gồm khả năng chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, tình báo, giám sát và trinh sát, khả năng chống tên lửa và khả năng giám sát không gian.

Hai là có thể cơ động, triển khai lực lượng chiến đấu nhanh chóng, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực chiến đấu, năng lực bảo đảm hạu cần và năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tác chiến.

Ba là tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác.

Bốn là tích cực nghiên cứu, chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến ở Bắc Cực, bao gồm tiến hành các cuộc diễn tập và huấn luyện, mở rộng và triển khai lực lượng.

Để có thể đạt được mục tiêu của mình, Không quân và lực lượng Vũ trụ Mỹ cần duy trì bốn năng lực:

Đầu tiên là năng lực cảnh báo sớm và xác định tình huống. Theo đó, Không quân Mỹ sẽ tăng cường hệ thống giám sát chống tên lửa ở Bắc Cực, tiếp tục hợp tác với Canada để xác định các biện pháp cho hệ thống cảnh báo sớm ở phía bắc, đồng thời dựa vào các công nghệ, kỹ thuật hiện đại của hệ thống radar và hệ thống giám sát không gian để nâng cao năng lực xác định các tình huống.

Thứ hai là năng lực thông tin, liên lạc. Không quân Mỹ có kế hoạch phát triển hệ thống thông tin liên lạc tại Bắc Cực, tìm kiếm các giải pháp phát triển và liên kết dữ lịêu giữa các lực lượng phối hợp của quân đội Mỹ và các đồng minh, đối tác cả Mỹ trong quá trình tác chiến tại Bắc Cực.

Thứ ba là khả năng không gian. Lực lượng Vũ trụ Mỹ sẽ phát triển các công nghệ mới để đảm bảo khả năng can thiệp vào lĩnh vực vũ trụ và tác chiến độc lập cũng như cải thiện khả năng chống nhiễu ở Bắc Cực.

Thứ tư là khả năng cơ động. Kế hoạch, trước tháng 12/2021, Không quân Mỹ sẽ triển khai 54 máy bay chiến đấu F-35 đến căn cứ không quân Elson ở Alaska. Đồng thời, đẩy nhanh việc phát triển máy bay vận tải LC-130 và máy bay vận tải khác, triển khai các kỹ thuật và trang thiết bị cứu hộ trên không đối với tình hình thực tế tại Bắc Cực.

{keywords}
Nga đã thiết lập một số căn cứ ở khu vực “nghiệt ngã” này. Nguồn: people.com.cn.

Bộc lộ tham vọng rõ ràng

Giới quan sát nhận định, mặc dù Báo cáo Chiến lược Bắc cực được công bố lần này chỉ ở cấp quân chủng và nội dung chỉ mang tính khái quát, tuy nhiên Báo cáo cho thấy rõ tham vọng chiến lược, cũng như sự quan tâm của Mỹ đối với Bắc Cực.

Năm 2013, dưới thời Tổng thống Obama, Nhà Trắng đã công bố Báo cáo chiến lược quốc gia Bắc Cực đầu tiên, ngay sau đó Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố Báo cáo Chiến lược Bắc cực đầu tiên ở cấp độ quân sự, và cập nhật báo cáo hai lần vào năm 2016 và 2019.

Xét từ cấp độ quân chủng, mặc dù trước đây lực lượng Không quân và Lực lượng vũ trụ Mỹ đã tăng cường các hoạt động tại Bắc Cực, tuy nhiên các lực lượng này chưa từng công bố chiến lược hoạt động tại khu vực Bắc Cực. Trong Báo cáo Chiến lược Bắc Cực công bố lần này không chỉ nhấn mạnh đến định hướng chiến lược và khai thác tài nguyên tại Bắc Cực của cả Chính phủ Mỹ và Quân đội Mỹ mà còn thể hiện mức độ “quan tâm” và định hướng ngày càng rõ nét của Quân đội Mỹ đối với khu vực này.

Mặt khác, báo cáo thể hiện sự nghi kỵ và phòng bị của Mỹ với các đối thủ chiến lược tại Bắc Cực. Truyền thông Mỹ đánh giá, vào cuối Chiến tranh Lạnh, nhiều người Mỹ tin rằng Bắc Cực là “biên giới an toàn” và khu vực cực kỳ lạnh lẽo có thể được gọi là khu vực phòng thủ ngoại lãnh thổ.

Ngày nay, với sự tiến bộ về công nghệ, khu vực “biên giới an toàn” này ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn. Trong Báo cáo Chiến lược Bắc Cực năm 2019, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa đề xuất tăng cường hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ với Canada trong việc giám sát hiệu quả các tuyến đường biển và đường hàng không ở khu vực Bắc Cực, tập trung vào việc phát hiện và theo dõi các mối đe dọa tiềm tàng trên không như máy bay ném bom và tên lửa hành trình tầm xa của Nga.

{keywords}
Các vũ khí Nga bố trí tại Bắc Cực tạo ra hàng rào an ninh đối với sự xâm nhập của nước khác. Nguồn: people.com.cn.

An ninh Bắc cực đối mặt với những thách thức

Trong những năm gần đây, với những thay đổi trong môi trường, sự mở rộng các tuyến hàng hải, cạnh tranh các nguồn tài nguyên và lợi ích chủ quyền tại các khu vực, sự ổn định tại Bắc Cực đang trải qua những thay đổi lớn. Báo cáo chiến lược Bắc cực của Không quân và lực lương Vũ trụ Mỹ công bố lần này có thể có tác động tiêu cực đến tình hình an ninh ở khu vực Bắc Cực.

Một mặt, Quân đội Hoa Kỳ có thể bắt đầu tiến hành xây dựng năng lực chiến đấu ở Bắc Cực một cách ồ ạt. Hãng thông tấn Defense News nhận định, thời gian tới các lực lượng khác của Quân đội Mỹ sẽ nhanh chóng được triển khai tới khu vực chiến lược này nhằm hình thành khả năng tác chiến. Trong đó Mỹ sẽ tập trung tăng cường khả năng chiến đấu trên không và cảnh báo chiến lược tại Alaska; thúc đẩy phát triển khả năng chiến đấu trên biển, không gian và mạng theo hướng mở rộng đến Bắc Cực, để hoàn thiện hệ thống và khả năng chiến đấu tổng hợp tại Bắc Cực.

Mặt khác, tình hình an ninh Bắc Cực sẽ đối mặt với những nguy cơ lớn bởi cùng với việc tăng cường khả năng tác chiến của Quân đội Mỹ tại khu vực này, Bắc Cực sẽ không còn là khu vực “yên bình”. Với việc triển khai lực lượng và tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ tại Bắc Cực, Nga sẽ có những hành động đối phó, đáp trả, điều đó sẽ khiến Bắc Cực rơi vào tình trạng mất ổn định trong sự cạnh tranh quân sự giữa các nước lớn.

Nga tăng tàu chiến, quyết 'hất cẳng' Mỹ và NATO khỏi tuyến hàng hải phương Bắc

Nga tăng tàu chiến, quyết 'hất cẳng' Mỹ và NATO khỏi tuyến hàng hải phương Bắc

Nga đang đẩy mạnh chế tạo tàu mặt nước và tàu ngầm để khống chế hoàn toàn tuyến hàng hải Bắc Cực, ngăn chặn Mỹ và NATO can dự vào khu vực chiến lược này.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !