Sự thật về loài ếch có khả năng tàng hình trong môi trường sống
Ếch thủy tinh có khả năng 'tàng hình' bằng cách sử dụng kỹ thuật chuyển đổi giúp cơ thể trở nên trong suốt khó bị kẻ thù phát hiện.
Khoảnh khắc lo sợ đứng ngồi không yên khi cá mập trắng khổng lồ rình rập tấn công thuyền
Video ghi lại cảnh tượng kinh hoàng khi con cá mập trắng khổng lồ tìm cách rình rập tấn công chiếc thuyền ở biển Địa Trung Hải.
Trở nên tàng hình luôn là ước mơ của nhiều đứa trẻ từ thời xa xưa nhưng thật không may, dù khoa học phát triển qua nhiều thế kỷ vẫn chưa hoàn thành mục tiêu này.
Tuy vậy, trong thế giới tự nhiên, có khá nhiều loài động vật thủy sinh đạt được độ trong suốt nhất định mà bằng mắt thường gần như không thể phát hiện.
Sở dĩ sinh vật ở dưới nước dễ dàng đạt được điều này vì ánh sáng truyền đi với tốc độ gần như nhau trong môi trường nước, ánh sáng có thể phản xạ ít hơn trên khắp cơ thể thủy sinh.
Ngược lại, trên đất liền, chiến công này khó đạt được vì trong không khí ánh sáng khúc xạ theo nhiều hướng, tốc độ khác nhau, làm cho việc nhận diện sinh vật là khác nhau.
Do vậy, khả năng tàng hình trong suốt nếu có ở sinh vật trên cạn là vô cùng hi hữu. Một trong số ít những loài như vậy là ếch thủy tinh.
Nhà khoa học tiết lộ bí mật giúp ếch tàng hình trong môi trường sống |
Ếch thủy tinh sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới miền Trung và Nam Mỹ. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy vì làn da trong suốt dưới bụng như thủy tinh cho phép nhìn xuyên thấu nội tạng bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, những con ếch này không hoàn toàn trong suốt, vì các sắc tố màu xanh lá trên lưng nên nếu nhìn từ trên cao, ếch thủy tinh chỉ trong mờ.
Tiến sĩ James Barnett, Đại học McMaster, Canada cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi tại sao ếch thủy tinh có lớp da trong suốt khác với đa phần cá thể còn lại trong loài và điều này làm tăng khả năng ngụy trang của chúng ra sao.
Nhìn từ trên cao xuống, sinh vật có màu trong mờ. |
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con ếch luôn có màu xanh lá cây để phù hợp với môi trường sống nhưng khả năng ngụy trang sẽ xuất hiện tùy thuộc vào độ sáng của da.
Tiến hành thử nghiệm với hai loài ếch thủy tinh Emerald từ Ecuador và ếch thủy tinh từ Guiana cho thấy chúng thường thay đổi độ chói của da để tránh những kẻ săn mồi.
Thông thường, phần lưng sẽ nổi xanh hơn phần chân, phần chân trong suốt bám chặt vào những đám lá giúp ếch thủy tinh không bị lộ diện trước mắt kẻ thù.
Phần dưới bụng trong suốt để lộ nội tạng của ếch thủy tinh |
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hai thí nghiệm liên quan đến khả năng phát hiện ếch thủy tinh. Những người tham gia thí nghiệm sẽ cố gắng phân biệt giữa lá và ếch thủy tinh trong một khoảng thời gian nhất định.
Thí nghiệm thứ hai thực hiện ở Ecuador tiến hành ghi lại khoảng thời gian mất bao lâu để một kẻ săn mồi hoang dã phát hiện ra mô hình ếch thủy tinh giống như thật do nhóm nghiên cứu chuẩn bị trước.
Trong cả hai trường hợp, ếch thủy tinh đều giành phần thắng, khiến con người và kẻ săn mồi tự nhiên mất nhiều thời gian để tìm kiếm.
Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy cách ngụy trang độc đáo có một không hai của loài ếch thủy tinh trong tự nhiên.
HD (lược dịch)