Startup xử lý nước thải không dùng hóa chất: Nhiều người từng nghi ngờ chúng tôi

“Doanh nghiệp có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng sao lại đi mua mấy cái ống nhựa về làm gì. Sao không chọn các sản phẩm hiện đại mà lại chọn thứ sản phẩm vớ vẩn như MET?” Đó là những câu hỏi mà Vũ Tiến Anh thường xuyên gặp 

Anh Vũ Tiến Anh – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Xử lý nước TA

Tháng 7 vừa qua đánh dấu một sự kiện dấu mốc quan trọng không chỉ đối với một startup còn non trẻ mà còn với cả ngành xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đó là sự kiện bàn giao hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MET (Mechanical Energy Technologies) – Công nghệ xử lý nước bằng năng lượng cơ học tự sinh đầu tiên trên thế giới - giữa Công ty TNHH Công nghệ Xử lý nước TA (Công ty TA) và Cụm Công nghiệp An Xá (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định).

Như vậy, sau khi được biết đến là nhà cung cấp công nghệ xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình, đến nay Công ty TA đã có thể tự tin xử lý nước thải cho các nhà máy, khu công nghiệp ở mọi quy mô. 

Thực tế, năm 2018 Công ty TA đã lắp đặt và vận hành thành công hệ thống xử lý nước thải cho một doanh nghiệp sản xuất lớn, đó là Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng.

Tuy nhiên, việc xử lý nước thải ở Cụm công nghiệp An Xá được coi là một trong số những nguồn nước thải khó xử lý hơn cả, bởi nơi đây tập trung cả nước thải dệt nhuộm và nước thải mực in.

“Đây một lời khẳng định vững chắc rằng công nghệ MET có thể xử lý mọi loại nước thải”, doanh nhân Vũ Tiến Anh, Giám đốc Công ty TA hồ hởi nói với PV Infonet.

{keywords}

Nếu chỉ nhìn qua, hệ thống xử lý nước (kể cả nước cấp và nước thải) bằng công nghệ MET của startup này khá đơn giản, chỉ là một hệ thống chằng chịt những ống nhựa PVC. Chính cái vẻ ngoài “kém sang” ấy đã khiến cho biết bao người khi tiếp xúc đã không giấu diếm sự ngờ vực.

“Doanh nghiệp có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng sao lại đi mua mấy cái ống nhựa về làm gì. Sao không chọn các sản phẩm hiện đại mà lại chọn thứ sản phẩm vớ vẩn như MET?” Đó là những câu hỏi mà Vũ Tiến Anh thường xuyên gặp phải.

Hiện nay, việc vận hành cả một hệ thống xử lý nước thải khổng lồ gây tốn kém cho các chủ đầu tư KCN, trong khi công suất thiết kế có thể lớn hơn nhiều so với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống MET đúng với khối lượng xả thải theo kiểu module hóa sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

Theo anh Vũ Tiến Anh, điểm nổi trội của công nghệ MET là chi phí vận hành giảm 99% cho chủ đầu tư vì không sử dụng điện, không hóa chất, không vi sinh. 

Phương pháp xử lý nước thải truyền thống phải dùng đến hóa chất, keo tụ tạo bông, hóa chất khử trùng. Thậm chí có những KCN phải dùng lượng hóa chất nhiều gấp đôi bình thường. Các KCN cũng phải tiêu tốn lượng điện năng rất lớn từ việc vận hành hệ thống máy bơm sục khí để nuôi cấy vi sinh, ngoài ra còn chi phí chăm bón vi sinh. 

“Sau khi lắp đặt và vận hành thành công, họ (chủ đầu tư cụm công nghiệp An Xá – PV) nói rằng ban đầu họ không tin, bởi vì công nghệ này quá mới. Họ nói rằng đến bản thân họ còn đang bó tay thì không nghĩ rằng có một công nghệ nào có thể làm được, huống hồ là công nghệ MET vừa không dùng hóa chất, lại không dùng vi sinh, không dùng điện,…”

Công nghệ không thể bị đánh cắp

Khởi nguồn của ý tưởng về công nghệ MET xuất phát từ nhu cầu của chính gia đình Vũ Tiến Anh khi nguồn nước giếng khoan của gia đình “có vấn đề”. Sau khi lần lượt dùng hệ thống lọc truyền thống, thậm chí mua các cột lọc nhưng đều không hiệu quả. 

{keywords}
Mẫu module xử lý nước cấp sinh hoạt cho hộ gia đình, công suất 2m3/ngày.

Cũng phải mất gần 1 năm để cho ra sản phẩm module lọc nước cấp đầu tiên, đó là khoảng thời gian từ năm 2011-2012. Khách hàng đầu tiên của Tiến Anh là một hộ gia đình được lắp đặt từ năm 2012, cho đến nay hệ thống này “vẫn chạy tốt” mà chưa một lần bị hỏng hay tắc. 

Đến năm 2013, cả năm trời cũng chỉ có một vài khách hàng nhỏ lẻ “chịu” lắp đặt hệ thống này. Cứ như vậy, đến năm 2016, Công ty TNHH Công nghệ Xử lý nước TA chính thức được thành lập với sản phẩm là những module dần được nâng cấp cho hoàn hảo hơn.

Cái tinh vi của hệ thống MET chính là oxy âm, tức là oxy trong hệ thống nên không tạo bùn, các chất rắn tự đẩy ra ngoài và nằm trên bề mặt cát. Với mỗi module, lưu lượng nước đã được tính toán tỉ mỉ và được khống chế một cách triệt để. 

Với nước thải công nghiệp, hệ thống sẽ tăng thêm các chi tiết khoan để chia tách nước nhiều hơn, hoạt động nhanh hơn. Khi nước chạy vào hệ thống, qua các guồng quay khác nhau và các rãnh khác nhau sẽ được chia tách ra. Cứ như vậy, nước sẽ hút oxy vào và oxy hóa các thành phần trong nước.

Chính sự tính toán tỉ mỉ này đã làm nản lòng biết bao nhiêu đối thủ xấu chơi muốn đánh cắp công nghệ của Công ty TA. Trong khi đó, anh Vũ Tiến Anh tự tin khẳng định công nghệ này “không thể bị đánh cắp”.

“Từ năm 2013 đến nay, năm nào cũng có một vài cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cố gắng đánh cắp công nghệ của chúng tôi. Họ mua nguyên cả hệ thống về để bổ ra, làm lại y hệt. Nhưng sau đó hệ thống không thể vận hành, vì chỉ được một thời gian ngắn là hệ thống bị tắc mà họ không hiểu vì sao.” – Giám đốc Công ty TA nói. 

{keywords}

Anh Vũ Tiến Anh kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MET tại Cụm Công nghiệp An Xá.

Bí quyết để không một ai có thể ăn cắp công nghệ này là bởi hệ thống này có rất nhiều chi tiết được gọi là “key” liên quan đến cơ, khí, động lực học,…. 

“Đây hoàn toàn không phải là hệ thống làm cho vui. Nó được nghiên cứu cực kỳ chi tiết. Từ việc đổ vào hệ thống bao nhiêu lít nước mỗi giờ đều tính được; rồi khi đổ nước vào sẽ chạy bao nhiêu vòng, chạy qua những đâu, điểm nào có nước, điểm nào không có nước, điểm nào có đầy nước, điểm nào có ½ lượng nước, điểm nào có 1/3 lượng nước,… tất cả đã được tính toán kỹ lưỡng bằng cách vận dụng toán học, vật lý, hóa học, sinh học,…”

Hệ thống này nếu gọi đúng bản chất phải là hệ thống “cơ tĩnh âm” vì chỉ hoạt động ở phần “âm”. Việc bổ hệ thống ra để tìm tòi chỉ là nhìn thấy phần “dương”. Chỉ khi cho vào bể hệ thống mới hoạt động, nếu đặt bên ngoài sẽ không bao giờ hoạt động. 

Thậm chí, khi đặt vào trong bể rồi còn cần phải đổ cát lên hệ thống mới hoạt động, và khi đã đổ cát lên, không ai biết nó hoạt động như thế nào. Chỉ biết rằng đầu ra của hệ thống là nước sạch đạt tiêu chuẩn, kể cả nước cấp cũng như nước thải. Đó chính là “vũ khí” lợi hại nhất của Công ty TA.

Hé lộ “bà đỡ” phía sau

Điều may mắn cho cá nhân doanh nhân trẻ Vũ Tiến Anh và startup độc đáo này là khi công nghệ MET lọt vào mắt xanh của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Việc chứng minh được sản phẩm của mình đã giúp cho MET được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế vào tháng 7/2019. Đến tháng 12/2019, Bộ KH&CN chính thức công nhận Công ty TA là doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, một sự thừa nhận sau quá trình chọn lọc vô cùng khắt khe.

{keywords}

Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MET tại Cụm Công nghiệp An Xá.

Từ trước đó, startup này đã được Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam – VCIC (thuộc Bộ KH&CN) hỗ trợ bằng việc tổ chức các buổi tập huấn về quy trình đối đăng ký sản phẩm, nhãn hiệu, bằng sáng chế; tiếp cận và phát triển thị trường. Nhất là việc hỗ trợ cho công ty trong việc nhận được quỹ tài trợ từ VCIC và World Bank. 

{keywords}

Anh Vũ Tiến Anh chứng minh cho phóng viên thấy sự khác nhau giữa hai chai nước trước và sau khi qua hệ thống lọc theo công nghệ MET tại Cụm công nghiệp An Xá.

“Đó là những hỗ trợ rất thiết thực, nhất là đối với những startup như chúng tôi. Những sự hỗ trợ này tạo động lực rất lớn cho doanh nghiệp, qua đó mọi người có thể thấy rằng sản phẩm của mình là hữu ích.”, anh Vũ Tiến Anh chia sẻ.

Những sự hỗ trợ của Bộ KH&CN và những thành công ban đầu cũng chính là bệ phóng để tới đây anh Vũ Tiến Anh mạnh dạn tiến xa hơn bằng việc tham gia xử lý nước thải y tế tại các cơ sở y tế. Đầu năm 2019 công ty đã thực hiện thành công việc xử lý nước thải tại một phòng khám đa khoa ở Hà Nội. Đến nay, anh Tiến Anh khẳng định bất cứ bệnh viện nào có nhu cầu thử nghiệm, anh cũng sẵn sàng.

{keywords}

Hệ thống xử lý nước thải cũ tại Cụm công nghiệp An Xá.

Ngoài xử lý nước thải cho các hộ gia đình, khu đô thị và nhà máy, KCN, công ty cũng đang tập trung xử lý nước thải ở các khu nghỉ dưỡng, mới đây nhất là xử lý nước cấp (nước ăn uống, sinh hoạt) và nước thải cho Khu nghỉ dưỡng Sunset Hòa Bình. 

Với anh Tiến Anh, startup của anh chưa thể gọi là thành công bởi vẫn chưa nhiều người biết đến công nghệ MET, trong khi nhu cầu của thị trường (cả trong và ngoài nước) là rất lớn. 

Tuân Nguyễn

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !