Sốt, đau bụng nhưng đến viện muộn, bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân tử vong

Bé sơ sinh 9 ngày tuổi mắc bệnh lý tim bẩm sinh tử vong do không tái khám theo đúng lịch, người đàn ông sốt, đau bụng cũng tử vong sau đó do bị sốc nhiễm khuẩn do đến viện muộn.

Đó là hai trong số rất rất nhiều bệnh nhân đã không thể qua khỏi dù các y bác sĩ nỗ lực hết sức cứu chữa. Nguyên nhân chỉ vì lo sợ Covid-19 mà trì hoãn đến viện khám,tái khám kịp thời. 

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội – nơi được giao phụ trách Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (tại Hoàng Mai, Hà Nội)  cho biết, những ngày gần đây số bệnh nhân nặng, nguy kịch do Covid-19 tiếp tục giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng.Tuy nhiên, thống kê tại BV ĐH Y Hà Nội những bệnh khác “do sợ đi khám” lại bùng phát.  Số giường tại khoa cấp cứu luôn kín bệnh nhân.

Trao đổi thêm với phóng viên Infonet vào sáng 18/3, PGS. TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa cấp cứu, BV ĐH Y cho biết tình trạng người bệnh sợ đi khám vì lo sợ lây nhiễm Covid-19 khá phổ biến dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí không ít trường hợp tử vong đáng tiếc.

“Đó là trường hợp một bệnh nhân đau ngực nhưng cứ nấn ná ở nhà. Chỉ đến khi những cơn đau có tần suất  dày hơn nặng quá di chuyển bằng taxi trên đường đi ngừng tuần hoàn, cấp cứu không có kết quả.

Một bệnh nhân khác ở quận Thanh Xuân bị sốt, đau bụng nhưng sợ đến viện nhiễm Covid-19. Cho đến khi cơn đau không thể trì hoãn được, người đàn ông này mới đến viện. Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bị sốc nhiễm khuẩn nặng. Dù chúng tôi rất nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân vẫn tử vong sau đó”, PGS. TS Hoàng Bùi Hải cho hay.

Hay một trường hợp khác bị đột quỵ, nhưng sợ đến viện do Covid-19 nên ở nhà xoa dầu, đánh cảm. Tình trạng vẫn không thay đổi mấy, miệng ngày càng méo rõ, toàn bộ phần người bên trái bệnh nhân không cử động được…lúc này người nhà mới vội vã đưa đến viện.

“Bệnh nhân đến viện cấp cứu nhưng đã qua giờ vàng. Hậu quả là người bệnh bị liệt, tàn phế suốt đời dù anh ta còn khá trẻ, vẫn đang trong tuổi lao động”, PGS. TS Hoàng Bùi Hải cho hay.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Trong khi đó,  khoảng thời gian 4 giờ rưỡi sau khi bị đột quỵ được xem là "giờ vàng" trong cấp cứu người đột quỵ. Rất tiếc, tương tự như bệnh nhân trên, có nhiều bệnh nhân do không hiểu biết hoặc sợ lây nhiễm Covid nên đến bệnh viện muộn. Sự chậm trễ này có thể để lại hậu quả như bị yếu, liệt nửa người, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Không chỉ ở người lớn đến viện chậm để lại hậu quả nặng nề, với trẻ em còn nguy hiểm hơn. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ngày 15/3 cũng phát đi thông tin một bé sơ sinh 9 ngày tuổi bị mắc bệnh lý tim bẩm sinh, chậm đi khám theo lịch hẹn dẫn đến suy hô hấp. Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng bệnh nhi không qua khỏi. 

Trước đó, quá trình mẹ bé mang thai trẻ đã được chẩn đoán trước sinh mắc bệnh lý tim bẩm sinh. Sau sinh, gia đình dự kiến cho trẻ đi khám lại bệnh tim nhưng không may gia đình bị mắc Covid-19, gia đình nghĩ là đợi khi khỏi Covid-19 thì mới cho trẻ đi khám. Vài ngày trước khi vào viện trẻ bú kém, đến ngày thứ 9 sau sinh, trẻ xuất hiện tím tái và được người nhà đưa vào viện.

BS CKII. Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, ngưng tuần hoàn. Ngay sau khi nhập viện,  trẻ được các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu và tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Trẻ được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh phức tạp, có tình trạng giảm co bóp cơ tim rất nặng. Mặc dù được các bác sĩ  nỗ lực cấp cứu nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi.

“Nếu bệnh nhi được gia đình đưa đi khám sớm hơn, trẻ được theo dõi, đánh giá, từ đó can thiệp, phẫu thuật sớm, đúng thời điểm, thì không có sự việc đáng tiếc xảy ra”– bác sĩ Hùng nói.

Theo bác sĩ Hùng, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên không vì dịch Covid-19 mà bỏ qua những bệnh khác, trẻ em vẫn có thể mắc các bệnh lý thông thường khác như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường ruột…, đặc biệt là trẻ mắc bệnh lý nền, bệnh mãn tính, bắt buộc phải được tái khám định kỳ.

Một số ca bệnh phải tái khám đúng thời gian, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng như tim bẩm sinh, suy thận,…Khác với dịch bệnh, các bệnh lý nền có thể dễ dàng kiểm soát ngay từ giai đoạn khởi phát bằng việc khám sức khỏe định kỳ. Thông qua việc theo dõi các chỉ số cơ thể, bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại và đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Qua những trường hợp đau lòng này, các bác sĩ khuyến cáo nên chủ động đi khám bệnh khi có những triệu chứng bất thường, tái khám bệnh khi đến hẹn - nhất là những người có bệnh nền hay người cao tuổi để hạn chế tình trạng đáng tiếc xảy ra.

“Bệnh cấp cứu cần vào viện càng sớm càng tốt, hiệu quả càng cao, giảm nguy cơ tử vong, tàn phế và giảm chi phí điều trị”, PGS. TS Hoàng Bùi Hải cho hay.

Hiện nay tại các bệnh viện đều có hệ thống sàng lọc, phân luồng kỹ càng đối với bệnh nhân Covid-19, do đó người bệnh không nên trì hoãn đến viện tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.

N. Huyền  

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !