Sốt đất: Anh nông dân trồng chè bỗng thành đại gia nhưng hễ có tiền là mua thêm, không chịu bán ra

Trong vòng xoáy sốt đất Lâm Đồng, nhiều người nông dân "chân lấm tay bùn" bỗng trở thành tỷ phú, giàu lên một cách nhanh chóng.

Anh K là chủ đồi chè cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 12km, mặc dù những khu chè, cà phê xung quanh đã được người dân phân lô bán nền rầm rộ để thu lợi nhưng anh K vẫn giữ vững quan điểm đất chỉ có mua thêm, tuyệt đối không phân lô bán nền.

Anh K kể lại năm 1994 anh vào Lâm Đồng lập nghiệp, khi đó anh chỉ là công nhân trồng chè cho lâm trường. Năm 2014, nhà nước có chính sách giao lại đất lâm trường cho người dân canh tác, anh K cùng một số anh em thân thiết vay mượn thêm nhận lại đồi chè để làm nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất chè.

Sốt đất: Anh nông dân trồng chè bỗng thành đại gia nhưng hễ có tiền là mua thêm, không chịu bán ra - Ảnh 1.

Một vườn chè của người dân tại Bảo Lộc đã được căng dây, cắm mốc giới phân lô. (Ảnh Lan Nhi).

"Chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc giá đất chè, cà phê lại có thể tăng chóng mặt như hiện nay. Từ 2-3 năm nay, xung quanh đồi chè của tôi các hộ dân khác đã giăng dây bán nền gần hết. Tiếc cây chè, hễ có lô nào cạnh đồi chè tôi lại gom mua thêm để mở rộng đất, quyết không bán ra", anh K tâm sự.

Anh K kể suốt 30 năm trồng, sản xuất và kinh doanh chè được bao nhiêu tiền anh dồn tiền mua đất. Cứ thế, đến nay giá trị đất anh K sở hữu có thể lên tới trăm tỷ nếu tính theo giá thị trường. Nhưng anh K chưa bao giờ nghĩ đến chuyện xẻ đất ra để bán lấy tiền, bởi tiền nhiều quá tiêu cũng không hết, cũng không biết làm gì, đất một khi đã bán là mất. Chính vì vậy, anh giữ lại đồi chè để giữ gìn cây chè, gia tăng giá trị cho đất.

Cũng như anh K, bác Phúc một lái xe 16 chỗ chuyên tuyến Bảo Lộc - Lâm Đồng cho biết nhà bác có 15 sào cà phê. Do gia đình trồng cà phê thu nhập kém nên hơn chục năm nay bác phải kiêm thêm cả nghề lái xe kiếm thêm thu nhập ch cả gia đình. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây Bảo Lộc sốt đất, 15 sào cà phê của bác có khách trả tới 15 tỷ nhưng bác vẫn chưa bán.

"Cách đây 3 năm, nhiều nhà đầu tư đến Bảo Lộc mua đất với giá rẻ chỉ vài trăm triệu/sào. Nhiều người dân vội bán rẫy, bán đất giàu lên một cách nhanh chóng. Nhà nào càng nhiều đất thì càng bán sớm từ khi giá mới bắt đầu tăng. Như gia đình tôi có ít đất nên tôi mới giữ đến tận bây giờ", bác Phúc kể lại.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường trải đá dăm vừa được làm giữa ngổn ngang những thân cây chè khô khốc bị đào gốc tại Bảo Lộc, một môi giới nhà đất cho biết mới năm ngoái đất ở đây được người dân phân lô bán giá 2-3 triệu đồng/m2 thì nay sau khi có con đường và quy hoạch đất ở thì đã tăng gấp 3 lần lên 8-9 triệu đồng/m2.

Qua những đồi cà phê, đồi chè của dọc theo những con đường mới giữa những đồi cà phê nhiều lô đất đã được đóng cọc trắng để xác định mốc giới, nhiều đồi chè được chăng dây xung quanh chia lô. Chủ lô đất chủ yếu là các nhà đầu tư từ Sài Gòn. Họ mua đất chỉ cốt để chờ tăng giá rồi qua tay lấy lãi. Cứ thế, nhà đầu tư về càng nhiều, những đồi chè, cà phê đang dần bị xẻ thịt, cả một vùng đất là thủ phủ cà phê bỗng nháo nhác trong cơn sốt đất phân lô bán nền.

Xa hơn nữa, những lô đất to hơn được nhà đầu tư Hà Nội gom lại tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý để tiếp tục làm thành từng khu phân lô hay kinh doanh Homestay, thậm chí thành những khu làng nhỏ phong cách Âu được bán theo mô hình đất kèm nhà.

Cùng với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, các nhà đầu tư cá mập đang bước chân vào vùng đất Tây Nguyên này có thể kể đến như Him Lam, Đèo Cả, Hưng Thịnh, Novaland, Ecopark, Văn Phú Invest, T&T, Xây dựng Miền Trung…Có thể thấy, sau sự bình yên của những đồi chè, đồi cà phê sóng ngầm BĐS vẫn âm ỉ cho những cuộc chơi lớn dài hạn, đặc biệt khi cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương chuẩn bị được khởi công, rút ngắn thời gian đi từ Sài Gòn - Bảo Lộc chỉ còn hơn 2 giờ đồng hồ.

Đầu tư 1 mà tăng 3-4 lần, đâu là lý do của việc sốt đất, tăng giá ở nhiều nơi?

Đầu tư 1 mà tăng 3-4 lần, đâu là lý do của việc sốt đất, tăng giá ở nhiều nơi?

Nếu chỉ đầu tư một mà lại tăng đến 3-4 lần thì là bất hợp lý. Giá đất chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như nguồn cung, giao dịch, phát triển hạ tầng, trong đó có đấu giá đất...

Theo Nhịp sống kinh tế

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.