SOS lượng máu cho điều trị cạn kiệt, chỉ duy trì được vài ngày

Mỗi ngày Viện Huyết học và Truyền máu trung ương cần 1.200 đơn vị máu nhưng số máu dự trữ chỉ còn 4.000 đơn vị.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ trong tháng 11 năm nay, hơn 80 lịch hiến máu của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã bị hoãn, hủy không thể tổ chức, khiến 25.000 đơn vị máu không thể tiếp nhận theo kế hoạch.

Khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ và thay thế bằng chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ thì lượng máu được cải thiện trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi số ca F0 tại cộng đồng có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương, thì nguồn người hiến máu lại giảm rõ rệt.

{keywords}
Khu vực hiến máu của Viện và các điểm hiến máu cố định nhiều thời điểm khá vắng người hiến máu.

TS. BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Sự xuất hiện của các ca F0 ở nhiều địa phương đã khiến các hoạt động hiến máu phải tạm dừng hoặc hủy bỏ. Mặc dù Viện đã rất cố gắng và được sự ủng hộ của các đơn vị, cá nhân những mỗi ngày chỉ có thể tiếp nhận được 300 – 400 đơn vị máu. Lượng máu dự trữ của Viện tính đến sáng 26/11 còn hơn 4.000 đơn vị. Nếu không kịp thời được “bù đắp” thì lượng máu này chỉ đủ cung cấp trong vài ngày tới”.

Trung bình mỗi ngày Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần 1.200 đơn vị máu để cung cấp cho hơn 180 bệnh viện. Dự báo cuối năm và dịp Tết sắp tới, nhu cầu về máu vẫn rất cao, trong khi dịch bệnh Covid-19 có thể còn diễn biến phức tạp, lại trùng với thời điểm nghỉ Tết kéo dài.

TS. Khánh nhấn mạnh: “Ước tính trong 3 tháng, từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022, Viện Huyết học – Truyền máu TW cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho cấp cứu và điều trị”.

{keywords}
Khu vực hiến máu của Viện và các điểm hiến máu cố định nhiều thời điểm khá vắng người hiến máu.

Nhưng với khả năng hiện tại, các lịch hiến máu dự kiến mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 60% nhu cầu này, mỗi tháng vẫn còn thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu.

“Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng. Chúng tôi rất mong muốn Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng công an, quân đội sẽ quan tâm hơn, ủng hộ hơn tới hoạt động hiến máu. Chúng tôi cũng mong muốn những người đã từng hiến máu tiếp tục đồng hành để chúng ta có đủ máu, không chỉ để cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, mà cả các tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn do dịch bệnh”, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi.

K.Chi 

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Đang cập nhật dữ liệu !