Sát thủ diệt hạm Bal, Bastion – cơn ác mộng của NATO?
Tổ hợp tên lửa bờ biển BAL- của Nga |
Tổ hợp tên lửa bờ biển BAL
Phòng thiết kế chế tạo khí cụ ở Moscow – nơi tạo ra các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal và hơn một trăm loại vũ khí khác, có thể tự hào về những đứa con tinh thần của mình. Nhiệm vụ chính của Bal là bắn các tên lửa chống hạm, hủy diệt mục tiêu (chiến hạm ngầm/nổi) trong thời gian ngắn nhất.
Các chuyên gia quân sự nhận định, Bal có thể tiêu diệt tận đáy các mục tiêu mặt nước khác nhau từ tàu thuyền nhỏ đến tàu khu trục. Tên lửa hành trình được trang bị cho Bal có tốc độ cận âm, là sát thủ diệt hạm thực sự. Bal được công nhận là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển tiên tiến nhất thế giới.
Chuyên gia trong lĩnh vực hệ thống điện tử và hệ thống kiểm soát - tiến sĩ Nikolai Ivakaev cho biết, xét cả về phần mềm, đạn dược, trang thiết bị điện tử hay hệ thống điều khiển, hiện tại ông không tìm thấy bất kỳ hệ thống tên lửa phòng thủ nào trên thế giới sánh ngang tầm với Bal.
Bal hội tụ đầy đủ các khả năng: năng lực chiến đấu đơn lẻ hay theo nhóm, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết phức tạp và năng lực chống đối với kẻ thù.
Tên lửa hành trình Kh-35 được trang bị cho Bal về bản chất chỉ là vũ khí phòng thủ, nhưng nếu nó được kích hoạt thì thật không may cho kẻ thù nào chạm trán nó vì chúng có thể sẽ bị tiêu diệt ngay tức khắc. Nếu mục tiêu là tàu cỡ nhỏ, hệ thống Bal chỉ sử dụng một tên lửa với một lần bắn duy nhất. Nhưng khi tiêu diệt các mục tiêu được vũ trang và bảo vệ tốt (như tàu khu trục), Bal sẽ áp dụng nguyên tắc phóng hàng loạt tên lửa về phía mục tiêu.
Tở hợp tên lửa BAL khai hỏa. |
Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bal-E được trang bị tên lửa 3M54E/A1và X-35E/RE. Kết hợp với hệ thống trinh sát và phát hiện mục tiêu sẽ cho phép tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển nhiều lớp, đảm bảo đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km.
Bal-E là sản phẩm của Phòng thiết kế Zvezda phát triển cho quân đội Nga vào năm 2008. Mỗi hệ thống Bal-E gồm xe mang phóng MZKT-7930 chứa 8 đạn tên lửa, xe radar điều khiển hỏa lực cùng xe tiếp đạn. Bal-E sử dụng đạn tên lửa chống hạm Kh-35 Uran có tầm bắn 130 km. Hệ thống có khả năng vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ của đối phương.
Phóng đi 32 tên lửa trong vòng 96 giây, hệ thống tên lửa bờ biển Bal-E là “thiên hạ vô địch” ở tầm bắn 7-130 km.
Bal-E là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm dùng để bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ bằng cách kiểm soát vùng biển chủ quyền và eo biển, phát hiện và tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm bắn 130 km, khi chúng đang tiếp cận bờ, tại các eo biển, các vùng đảo, đảo ngầm. .
Hệ thống có thể tác chiến suốt ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết với khả năng độc lập dẫn đường cho tên lửa sau khi phóng trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương. Bal-E có thể hoạt động như một đơn vị chiến đấu độc lập hoặc nằm trong thành phần một hệ thống phòng thủ tập trung hóa.
Bal-E có thể tác chiến trên địa hình có nhiễm chất độc hóa học và nhiễm xạ và có thể vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy và đường không, nên dễ dàng và nhanh chóng đưa tới bất kỳ chiến trường nào.
Bal-E có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ bí mật, bất ngờ, đảm bảo khả năng sống sót cao. Hệ thống có khả năng nhanh chóng chuẩn bị chiến đấu, tấn công, rồi rút khỏi trận địa để cơ động đến khu vực tác chiến mới. Thời gian triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân của hệ thống tại trận địa mới là 10 phút.
Tổ hợp phòng thủ tên lửa bờ biển Bastion- của quân đội Nga và Việt Nam |
Tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion
Dù hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bal hiện tại vẫn biên chế trong Lực lượng vũ trang Nga, nhưng nó đã có một thế hệ thay thế xứng đáng. Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion trước năm 2014 chưa được công chúng biết tới nhiều.
Vào năm 2014, lần đầu tiên Bastion trình diễn khả năng của mình khi đối đầu với các tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook của Hải quân Mỹ tại Crimea. Tàu khu trục Mỹ rút nhanh nhóng khỏi Crimea do bị hệ thống ra đa ngắm bắn bờ biển Monolit-B và tên lửa chống tàu Onyx thuộc hệ thống phòng thủ Bastion uy hiếp.
Trong các hệ thống tên lửa hiện đại trên thế giới hiện nay, chỉ có siêu tên lửa hành trình NSM (Naval Strike Missile) của NATO do Na Uy sản xuất mới được coi là đối thủ của Bastion. Song, nếu đem ra so sánh, tính năng cơ bản của tên lửa Nga vẫn vượt trội hơn tên lửa Na Uy.
Hệ thống siêu tên lửa của Na Uy sử dụng công nghệ tàng hình, bay với tốc độ cận âm. Onyx của Nga cũng có thể tiếp cận mục tiêu với vận tốc 2.600km/giờ. Theo các chuyên gia, ngoài tốc độ cao Onyx còn có đặc điểm quan trọng – đó là tính năng cơ động, tự điều chỉnh hướng bay.
Tên lửa hành trình NSM (Naval Strike Missile) của NATO do Na Uy sản xuất |
Chuyên gia lĩnh vực hệ thống máy tính và radar, Benjamin Zhukov mô tả quá trình bay của một tên lửa phóng từ trạm vũ trụ: khi tên lửa được phóng ra, nó ở độ cao tối đa, di chuyển dọc theo quỹ đạo của mình, sau đó tên lửa điều chỉnh độ cao ở mức 15-20m so với mặt nước biển và trải qua quãng đường dài 270-300km tới mục tiêu.
Mỗi cặp tên lửa Onyx mang theo một đầu đạn nặng 220kg có thể phá hủy tận đáy bất kỳ loại khu trục hạm nào. Nếu phát hiện mục tiêu kịp thời và 2 tới 3 tên lửa được phóng ra liên tục, thì cơ hội sống sót của kẻ thù là bằng 0. Theo chuyên gia này, hiện nay chưa có loại vũ khí nào chống lại được tên lửa này.
Hệ thống Bastion còn có 1 tính năng độc đáo, đó là khi tên lửa Onyx phóng lên, chiếm giữ, khóa mục tiêu, nó sẽ truyền thông tin cho các tên lửa xuất phát sau. Như vậy Bastion từ vũ khí chính xác cao biến thành loại chính xác tuyệt đối – việc trao đổi thông tin đảm bảo cho các tên lửa nhắm đúng mục tiêu cần bắn, tránh 2 tên lửa cùng đánh một mục tiêu.
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion. |
Hệ thống tên lửa Bastion là hệ thống phòng thủ bờ biển, được trang bị tên lửa Onyx. Đây là loại tên lửa có tốc độ siêu âm, và đạt tốc độ 2,6 Mach (750m/s). Dòng tên lửa này có tính cơ động rất cao, với đường bay rất phức tạp, với tầm bắn 300 km.
Đến nay, Onyx là tên lửa hành trình chống tàu nổi tiếng nhất của Nga, là loại vũ khí chống tàu vô cùng nguy hiểm, nếu không nói là nguy hiểm nhất hiện nay trong số tất cả các loại tên lửa hành trình chống tàu trên thế giới.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, tên lửa chống tàu Onyx thật sự gây nguy hiểm không chỉ cho tuần dương hạm, mà còn nguy hiểm cho cả tàu sân bay.
Khi tổ hợp Bastion bắn loạt, các tên lửa Onyx hoạt động theo chế độ trí tuệ tập thể. Phụ thuộc vào nhiệm vụ, các tên lửa hoặc tấn công theo nguyên tắc “một tên lửa – một tàu” hoặc chiến thuật “bầy sói” với tàu chỉ huy – kỳ hạm.
Onyx được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống gây nhiễu điện tử. Nó được cho là loại tên lửa khó bị đánh chặn nhất.
Hiện nay, ngoài Nga, Việt Nam cũng đang sở hữu hệ thống tên lửa bờ biển Bastion!