Sáng 23/7: Thêm 3.898 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM đã có đến 3.302 ca

Bản tin dịch COVID-19 sáng 23/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3.898 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh đã chiếm đến 3.302 ca. Hơn 4,4 triệu liều vắc xin đã đuọc tiêm chủng.

Hà Nội: Đề nghị đóng cửa các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện nếu vi phạm nguyên tắc 5K

Hà Nội: Đề nghị đóng cửa các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện nếu vi phạm nguyên tắc 5K

TP Hà Nội yêu cầu các bệnh viện Trung ương, bệnh viện các trường ĐH đóng tại Hà Nội tổ chức xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin đảm bảo 5K, không tụ tập đông người. Đóng cửa nếu vi phạm nhiều lần.

Thông tin các ca mắc mới:

- Tính từ 18h ngày 22/7 đến 6h ngày 23/7 có 3.898 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3.302), Long An (223), Đà Nẵng (47), Bình Dương (37), Tiền Giang (37), Tây Ninh (36), Đồng Nai (33), Đồng Tháp (31), Bình Thuận (23), Bến Tre (20), Ninh Thuận (19), Phú Yên (15), Hà Nội (14), Kiên Giang (13), Vĩnh Long (12), Nghệ An (11), Cần Thơ (10), Trà Vinh (9), Đắk Lắk (4), Quảng Nam (1), Lai Châu (1) trong đó có 191 ca trong cộng đồng.

- Lai Châu kể từ đầu mùa dịch, lần đầu tiên ghi nhận có ca mắc mới tại cộng đồng trong giai đoạn này. Đây là ca bệnh có tiền sử về từ TP. Hồ Chí Minh.

ca moi sang 23

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Tính đến sáng ngày 23/7, Việt Nam có tổng 78.269 ca mắc, trong đó có 2.129 ca nhập cảnh và 76.140 ca mắc trong nước.

- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 74.570 ca, trong đó có 10.647 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến sáng 23/7

- Cả thế giới có 193.323.863 ca mắc, trong đó 175.623.584 khỏi bệnh; 4.150.213 tử vong và 13.550.066 đang điều trị (82.324 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca mắc của thế giới tăng 525.744 ca, tử vong tăng 8.197 ca.

- Châu Âu tăng 143.202 ca; Bắc Mỹ tăng 76.327 ca (Mỹ có hơn 50 nghìn người mắc), Nam Mỹ tăng 79.500 ca; châu Á tăng 198.488 ca; châu Phi tăng 27.088 ca; châu Đại Dương tăng 1.139 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 89.964 ca, trong đó: Indonesia tăng 49.509, Malaysia tăng 13.034 ca, Thái Lan tăng 13.655 ca, Myanmar tăng 6.701, Philippines tăng 5.828 ca, Campuchia tăng 811 ca, Singapore tăng 170 ca, Lào tăng 256 ca.

Tình hình điều trị

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 13.421 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 131 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 17 ca.

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.905.725 xét nghiệm cho 13.572.520 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày có 43.720 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.411.659 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.077.099 liều, tiêm mũi 2 là 334.560 liều.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thay mặt Bộ Y tế tham gia và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN về COVID-19 chủ đề “Một năm sau đại dịch” dưới hình thức trực tuyến.

- Nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, đảm bảo cứu chữa người bệnh COVID-19 kịp thời, Bộ Y tế dự kiến lập gần 30 trung tâm hồi sức tích cực của vùng và 5 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia đặt tại các bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Chợ Rẫy và Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 TP. Hồ Chí Minh, mỗi trung tâm có 500-1000 giường bệnh.

- Bộ Y tế có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương phối hợp chỉ đạo thực hiện thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu cho nhóm bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại các địa điểm như khu ký túc xá, trường học, sân vận động..., với các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân và thuốc thiết yếu.

Tối 22/7: Thêm 3.227 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 6.194 ca

Tối 22/7: Thêm 3.227 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 6.194 ca

Bản tin dịch COVID-19 tối ngày 22/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3.227 ca mắc mới, trong đó TP Hồ Chí Minh có 1.785 ca. Tổng số ca mắc trong ngày là 6.194.

Theo suckhoedoisong.vn

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !