Raytheon bắt đầu sản xuất vũ khí bằng công nghệ in 3D

Mới đây, Raytheon đã đặt mua một số máy in 3D công suất lớn đủ khả năng tạo ra các cấu kiện cỡ lớn sử dụng trong công nghiệp vũ khí.

Ngày 21/7, hãng chế tạo Mỹ Raytheon tuyên bố sẽ áp dụng rộng rãi công nghệ in 3D vào quy trình sản xuất các loại trang bị quân sự, đặc biệt là công nghiệp chế tạo tên lửa.

Raytheon bắt đầu sản xuất vũ khí bằng công nghệ in 3D - ảnh 1

Động cơ tên lửa được sản xuất bằng công nghệ in 3D.

Mới đây, Raytheon đã đặt mua một số máy in 3D công suất lớn đủ khả năng tạo ra các cấu kiện cỡ lớn sử dụng trong công nghiệp vũ khí. Các chuyên gia của Raytheon tính toán việc áp dụng công nghệ in 3D trong sản xuất vũ khí, đặc biệt là sản xuất tên lửa, đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác cao và nhanh chóng.

Theo một số nguồn tin, đơn vị nghiên cứu của Raytheon đã thử chế tạo một số cấu kiện lắp trên đạn tên lửa và thậm chí là một số nguyên mẫu đạn tên lửa hoàn chỉnh cỡ nhỏ bằng máy in 3D. Trong đó, đáng kể nhất là các thành phần phức tạp như động cơ, cánh lái, vỏ bọc và hệ thống điều khiển tên lửa đều được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến này.

Raytheon bắt đầu sản xuất vũ khí bằng công nghệ in 3D - ảnh 2

Một nguyên mẫu tên lửa sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D của hãng Raytheon. 

Theo đánh giá của giới chức Raytheon, công nghệ in 3D không chỉ giúp giảm giá thành sản phẩm so với phương thức sản xuất truyền thống, mà còn giúp nhanh chóng và dễ dàng thay đổi thiết kế của sản phẩm.

“Đối với nhiều sản phẩm, việc thay đổi thiết kế trước đây cần tới hàng tuần, thì nay chỉ cần vài giờ”, kỹ sư Travis Mayberry, người đang giám sát việc áp dụng công nghệ in 3D vào sản xuất của hãng Raytheon cho biết. Theo lời ông này, công nghệ in 3D ở thời điểm hiện tại đã cho phép sản xuất 80% linh kiện cấu thành lên một quả tên lửa. Ngoài ra, công nghệ in 3D cũng giúp chế tạo các linh kiện đặc biệt, cỡ nhỏ mà phương thức sản xuất truyền thống không thể làm được.

Liên quan tới vấn đề này, lãnh đạo hãng Raytheon Taylor Lawrence tuyên bố, dù việc áp dụng công nghệ in 3D ở hãng chế tạo tên lửa hàng đầu thế giới này mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhưng mục tiêu của Raytheon là mọi trang bị, vũ khí có thể sản xuất ngay tại chiến trường để đáp ứng mọi nhu cầu cho quân đội.

Cùng với Raytheon, nhiều hãng chế tạo vũ khí như Lockheed Martin và MBDA cũng đang tích cực áp dụng công nghệ in 3D trong quy trình sản xuất vũ khí, trang bị. Mới đây, Lockheed Martin đã thử chế tạo một số thành phần của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5 bằng công nghệ in 3D. Đại diện Lockheed Martin cho biết, công nghệ mới cho phép rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm xuống con một nửa so với phương thức lắp ráp truyền thống.

TUẤN SƠN (theo Defence News)

Theo Qdnd.vn

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Đang cập nhật dữ liệu !