Quốc phòng Nhật Bản: 'Nghèo' vẫn chịu chơi

Nền kinh tế đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng mới nhưng Nhật Bản vẫn đang phải “nghiến răng” rót tiền vào đầu tư mua sắm vũ khí, tăng cường năng lực quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng quanh vấn đề chủ quyền biển đảo có nguy cơ leo thang.
Quốc phòng Nhật Bản: 'Nghèo' vẫn chịu chơi - ảnh 1

Kinh tế tối tăm

Tạp chí “nghiên cứu châu Á” cho biết, Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang phải đối mặt với một nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng khi GDP của nước này tăng trưởng âm quý thứ 2 liên tiếp và cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ 5 trong vòng 15 năm đang cận kề. Hẳn nhiều người còn nhớ, cách đây 20 năm Nhật Bản từng được coi là mô hình mới về kinh tế đại diện cho cái gọi là chủ nghĩa tư bản tương lai. Nhưng tình trạng hiện nay của nước Nhật cũng cho thấy, thế giới càng không nên trông đợi vào một Trung Quốc hay bất kỳ một nền kinh tế mới nổi nào với hy vọng “sẽ mang lại ổn định cho kinh tế thế giới”.

Sự suy giảm thể hiện rõ nét nhất trong các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Hãng điện tử Sharp cay đắng thông báo, họ chưa biết liệu còn có thể hoạt động hay không sau năm thứ 2 bị lỗ kỷ lục. Lần đầu tiên kể từ năm 1950, Sharp đã phải cầm cố cả trụ sở của ban lãnh đạo, bán các nhà máy cho nước ngoài, giảm lương, sa thải hàng loạt chỉ để nhằm mục tiêu duy nhất: Tồn tại qua giai đoạn khó khăn này. Panasonic cũng không khá khẩm hơn bao nhiêu khi mới đây công bố dự báo năm thứ 2 lỗ liên tiếp với mức thâm hụt vào khoảng 10 tỷ USD. “Anh cả” Sony cũng bi đát chẳng kém khi đang gồng mình bằng mọi cách để đứng vững.

Theo nghiên cứu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong năm 2011 chỉ bằng năm 2005 (khoảng 537.000 tỷ yên) nhưng nếu tính cả lạm phát thì mức GDP này chỉ tương đương với năm 1993.

Nhật Bản cũng là nước có nợ công cao nhất thế giới (so với GDP). Nợ công của Mỹ vào khoảng 100% GDP, Italia 120%, Hy Lạp 150% còn Nhật Bản là 230%, nhiều hơn tổng số nợ của 17 nước đồng tiền chung châu Âu.

Quốc phòng vẫn được ưu ái

Trước những khó khăn chồng chất về kinh tế như vậy, ngân sách của Bộ quốc phòng Nhật Bản trong năm tài khóa 2013 (từ ngày 1/4/2013) sẽ bị cắt giảm mạnh và ở mức thấp nhất trong vòng 22 năm qua. Song quốc phòng vẫn là một trong những ngành được chính phủ Nhật đầu tư nhiều nhất.

Quốc phòng Nhật Bản: 'Nghèo' vẫn chịu chơi - ảnh 2
Nhật Bản quyết tâm xây dựng đội tiêm kích F-35 để tăng cường năng lực bảo vệ biển đảo của mình.

Theo giới công nghiệp quốc phòng Mỹ, dù việc mua sắm vũ khí của Nhật có giảm do nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng nó không ảnh hưởng đến những bản hợp đồng mà Mỹ có thế mạnh như việc mua sắm xe lội nước, các hệ thống thông tin hiện đại hay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35A Lightning II. Điều này chứng tỏ Nhật Bản đang ưu tiên “hết mức” cho việc tăng cường vũ khí nhằm bảo vệ hải phận, không phận cũng như đề phòng trước mối đe dọa của Trung Quốc quanh việc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tranh chấp với Hàn Quốc trên đảo Dokdo/Takeshima và sự nguy hiểm tiềm ẩn của tên lửa đạn đạo từ phía Triều Tiên.

…và chịu chơi

Trong số những yêu cầu bắt buộc để trang bị mới cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF-thực chất là quân đội Nhật Bản), đáng chú ý nhất là các dự án tăng cường cho lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF) trong đó riêng số tiền để mua 4 xe tấn công lội nước (AAV) đã mất 2,5 tỷ yên (31,8 triệu USD). Việc trang bị 4 xe tấn công lội nước này đánh dấu khả năng ngăn chặn những mối đe dọa đối với những hòn đảo nằm ở xa của Nhật Bản.

Các lực lượng phòng vệ khác cũng xin cấp 3,2 tỷ yên để triển khai 1 trạm radar giám sát bờ biển tại các đảo trong khu vực biển Hoa Đông. Ngoài ra, lực lượng thông tin cũng được cấp 80,6 tỷ yên để lắp đặt 12 hệ thống truyền thông trên đất liền nhằm khỏa lấp những thiếu sót về thông tin bộc lộ qua vụ sóng thần và thảm họa hạt nhân ở Fukushima hồi tháng 3/2011.

Về hệ thống phòng thủ tên lửa, ngoài các hệ thống báo động tiên tiến, 2,2 tỷ yên đã được đầu tư để hiện đại hóa các tàu khu trục Aegis lớp Atago; 4,1 tỷ yên được đầu tư để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa PAC-3 và 1,2 tỷ yên được đầu tư để cùng với Mỹ phát triển một loại tên lửa đánh chặn có hiệu năng cao hơn SM-3 Block IIA. Các lực lượng phòng vệ trên biển đã yêu cầu được cấp 72,3 tỷ yên để chế tạo một tàu khu trục 5.000 tấn lớp Akizuki với một hệ thống đẩy kết hợp diezel-điện và khí đốt sẽ giảm được phí tổn khi vận hành. Các quan chức hải quân Nhật khẳng định, khả năng chống tàu ngầm của chiếc tàu khu trục lớp Akizuki này rất cao đồng thời có khả năng phát hiện rất sớm tàu ngầm của đối phương. Chưa hết, hải quân Nhật còn xin đầu tư 53,6 tỷ yên để sở hữu tàu ngầm 2.900 tấn thứ 9 lớp Soryu và 19,2 tỷ yên để thay thế tàu vớt mìn Yaeyama.

Quốc phòng Nhật Bản: 'Nghèo' vẫn chịu chơi - ảnh 3
2,2 tỷ yên đã được đầu tư để hiện đại hóa các tàu khu trục Aegis lớp Atago.

Cùng với các lực lượng khác, không quân – hải quân Nhật Bản cũng đề nghị chi 44,5 tỷ yên để mua 2 chiếc Kawasaki P-1 - máy bay tuần tra tuần tra biển hiệu năng cao (AMP).

Lực lượng này còn dự định chi 1,3 tỷ yên nhằm chế tạo một loại tên lửa biển – đối – biển nhằm thay thế mẫu tên lửa SSM-1B mẫu 90 tầm trung chống hạm.

Dù kinh tế khó khăn và ngân sách eo hẹp, Không quân Nhật vẫn quyết tâm theo đuổi kế hoạch chi 116,8 tỷ yên chi phí ban đầu để tham gia chế tạo tiêm kích tàng hình F-35A cùng với Lockheed Martin với mục tiêu xây dựng đội máy bay chiến đấu gồm ít nhất 42 chiếc F-35. Trong nước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng dự định đầu tư 6,1 tỷ USD nhằm chế tạo máy bay tiêm kích để thay thế cho đội ngũ Mitsubishi F-2 của mình. Dự kiến, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại máy bay mới này sẽ được tiến hành vào năm 2014.

Cuối cùng, Bộ tham mưu liên quân, phụ trách các chiến dịch phối hợp của cả 3 quân chủng (phòng vệ mặt đất, biển và trên không) đã xin đầu tư 21,2 tỷ yên nhằm thành lập lực lượng bảo vệ trên không gồm 100 thành viên, đưa vào sử dụng các thiết bị giám sát mới nhất để bảo vệ Bộ quốc phòng trước mọi cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai.
Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !