Quốc gia nào có thể mua máy bay ném bom đáng sợ nhất thế giới B-21?

Rất ít quốc gia có thể cưỡng lại sự hấp dẫn siêu máy bay ném bom tàng hình B-21 do Mỹ chế tạo, và những nước nào sẽ là khách hàng tiềm năng của B-21?

Theo MilitaryWatch, trong nửa thế kỷ tới, số lượng máy bay ném bom tàng hình B-21 thế hệ tiếp theo được sản xuất tại Mỹ sẽ vượt xa bất kỳ loại máy bay ném bom nào khác của phương Tây. Mặc dù trước đây Mỹ chưa xuất khẩu máy bay ném bom chiến lược, nhưng khả năng xuất khẩu máy bay B-21 cho đồng minh cũng nhiều lần được đề cập đến.

B-21 sẽ thay thế các máy bay ném bom B-1B và B-2 của Không quân Mỹ vào những năm 2030. Hiện tại, quá trình chế tạo nguyên mẫu của máy bay này đã bắt đầu và dự kiến ​​sẽ bay thử lần đầu tiên vào năm 2022. 

{keywords}
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-21 của Mỹ. Nguồn: sina.

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ tấn công hạt nhân tầm xa, B-21 dự kiến ​​sẽ đóng nhiều vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ tác chiến khác. Nhiều đánh giá cho rằng, B-21 sẽ là loại máy bay quân sự nguy hiểm nhất thế giới, và tính linh hoạt của nó sẽ rất thu hút khách hàng nước ngoài, đồng thời các yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành của máy bay này cũng sẽ thấp hơn nhiều so với các máy bay ném bom trước đây của Mỹ. 

Đơn giá của B-21 dự kiến ​​sẽ thấp hơn 75% so với người tiền nhiệm của nó là B-2 nên nhiều quốc gia có thể mua được B-21. Những điều này có thể thúc đẩy Mỹ quảng bá B-21 ra thị trường nước ngoài. Một số khách hàng xuất khẩu tiềm năng của B-21 gồm:

Đầu tiên là Australia, nước này được đánh giá là một khách hàng tiềm năng nhất cho việc xuất khẩu máy bay ném bom B-21 và đã bắt đầu chuẩn bị cho việc Không quân Mỹ đưa máy bay B-21 đến đồn trú tại nước này. 

Là một tiền đồn gần với Đông Nam Á, Australia có thể cung cấp cho Mỹ khả năng tấn công các mục tiêu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Australia từng là khách hàng nước ngoài duy nhất của máy bay ném bom tầm trung FB-111 do My chế tạo. Với khả năng tấn công chính xác tiên tiến, FB-111 được sử dụng làm vũ khí chính để răn đe nước láng giềng là Indonesia. 

Việc mua B-21 có thể trở thành sự kế thừa của FB-111 cho các nhiệm vụ răn đe tương tự, nhưng rõ ràng B-21 sẽ có phạm vi sử dụng rộng rãi hơn. Bằng cách mua B-21, mối đe dọa ở miền bắc Australia sẽ được giảm bớt. 

Cùng với đó, tầm bay của máy bay có thể tấn công các mục tiêu ở hầu hết các khu vực Đông Á và Đông Nam Á từ các căn cứ nội địa ở Australia. Ngoài ra, Australia cũng đang xem xét mua vũ khí hạt nhân, điều này sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của B-21.

Sau Australia là Israel, quốc gia Trung Đông nhỏ bé này là một trong chín quốc gia có vũ khí hạt nhân trên thế giới, nếu sở hữu B-21, Israel sẽ tăng cường đáng kể khả năng răn đe hạt nhân trong khu vực. 

Quan trọng hơn, B-21 có thể mang bom xuyên đất hạng nặng như GBU-57, đây là loại bom mà các máy bay chiến đấu hiện có của Israel không thể mang theo, điều này cung cấp cho nước này một lựa chọn đáng tin cậy hơn cho các cuộc tấn công quân sự nhằm vào các mục tiêu như Iran. 

B-21 được trang bị GBU-57 là phương tiện hiệu quả nhất để tấn công các cơ sở hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt và các căn cứ tên lửa ngầm của Iran, trong khi Israel hiện thiếu khả năng xâm nhập các cơ sở này từ trên không. 

Israel cũng thiếu máy bay quân sự có thể bay trong không phận Iran, trong số các máy bay quân sự của phương Tây và Mỹ thì chỉ có B-21 là phù hợp nhất cho nhiệm vụ này, F-35 và thậm chí cả F-15 không có tầm hoạt động như vậy. 

Trong quá khứ, Israel cũng đã cố gắng mở rộng sức mạnh của mình tới những nơi xa hơn, bao gồm Bắc Phi và thậm chí cả Pakistan, điều này khiến B-21 trở thành một vũ khí rất có giá trị.

{keywords}
B-21 là một trong những máy bay có sức hấp dẫn lớn nhất trong số các máy bay chiến đấu trên thế giới. Nguồn: Sina.

Đứng thứ 3 là Nhật Bản, khi Nhật Bản bắt đầu thay đổi chính sách quốc phòng để mua thêm vũ khí cho các mục đích tấn công, bao gồm tên lửa có khả năng tiến hành các cuộc tấn công chính xác tầm xa, nước này đã trở thành khách hàng tiềm năng của máy bay ném bom B-21. 

Máy bay này sẽ cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho Nhật Bản trong việc tấn công các mục tiêu ở các nước láng giềng. Ngoài ra, nếu phi đội B-21 của Nhật Bản có thể bổ sung tốt cho lực lượng chiến đấu của Mỹ ở Đông Á và Nhật Bản có thể chi số tiền khổng lồ để mua sắm, thì điều này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho cả hai nước. 

Ấn Độ cũng là quốc gia khó có thể cưỡng lại sự hấp dẫn từ B-21. Trước đây, Ấn Độ đã bày tỏ ý định mua máy bay ném bom cho các nhiệm vụ tấn công của hải quân và từng được coi là khách hàng tiềm năng của máy bay ném bom hạng trung Tu-22M của Nga. 

Ấn Độ hiện đang trang bị máy bay Tu-142 cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. B-21 có thể được trang bị LRASM (Tên lửa chống hạm tầm xa) cùng với khả năng tàng hình tuyệt vời và bộ cảm biến mạnh mẽ, sẽ khiến nó trở thành một máy bay ném bom rất mạnh có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chống hạm. Nếu sở hữu B-21, Ấn Độ sẽ có khả năng răn đe đáng sợ ở Ấn Độ Dương. 

Hiện, đã triển khai máy bay ném bom ở khu vực Ấn Độ Dương và hy vọng Ấn Độ sẽ trở thành một khách hàng xuất khẩu vũ khí lớn của Mỹ, do đó, viễn cảnh Ấn Độ có được B-21 không phải là điều không tưởng.

Cuối cùng là Pháp, trong số các quốc gia thành viên NATO, Pháp đã trở thành đối tác chiến lược chính của Mỹ và duy trì sức mạnh quân sự mạnh đứng thứ hai của liên minh nhờ một lợi thế đáng kể. Nước này luôn được coi là nước ủng hộ chính cho cuộc tấn công của Mỹ ở Syria, và cả hai nước đều triển khai lực lượng mặt đất trên lãnh thổ Syria. 

Pháp có lịch sử sử dụng máy bay ném bom chiến lược, đó là máy bay Dassault Mirage IV từ thời Chiến tranh Lạnh. Một khi B-21 được triển khai, nó sẽ không chỉ cho phép Pháp gây áp lực lớn hơn lên Nga mà còn giúp ích cho các sứ mệnh ở Trung Đông, Tây Phi và Đông Á. 

Các tiền đồn trên các đảo Thái Bình Dương mà nước này có được trong thời kỳ thuộc địa sẽ là địa điểm thích hợp cho các hoạt động của máy bay ném bom Pháp ở Đông Á. 

Mặc dù Pháp vẫn phụ thuộc nhiều vào vũ khí sản xuất trong nước, tuy nhiên nước này gần như không có khả năng phát triển máy bay ném bom tàng hình của riêng mình. Do vậy, nhập khẩu B-21 từ Mỹ là một trong những lựa chọn đáng để xem xét của Bộ Quốc phòng Pháp.

Thực hư tin đồn S-500 có thể bắn hạ vệ tinh quân sự cách hàng trăm km

Thực hư tin đồn S-500 có thể bắn hạ vệ tinh quân sự cách hàng trăm km

Hệ thống phòng không mới nhất S-500 Prometheus của Nga sẽ có thể bắn hạ không chỉ tên lửa, máy bay mà còn cả vệ tinh không gian.

Đức Trí (lược dịch)

Nga tuyên bố tìm ra cách khắc chế đạn thông minh Mỹ viện trợ cho Ukraine

Theo giới chuyên gia quân sự Nga, quân đội nước này đã nâng cấp các hệ thống phòng không để có thể đánh chặn đạn pháo thông minh M982 Excalibur được Mỹ chuyển cho Ukraine.

Tàu chiến Trung Quốc, Campuchia tiến hành cuộc diễn tập chưa từng có

Tàu đổ bộ toàn diện Type 071 của hải quân Trung Quốc vừa tổ chức một cuộc diễn tập chưa từng có với các tàu của Campuchia.

Ông trùm Wagner muốn tuyển thêm 30.000 tay súng

Lãnh đạo tập đoàn Wagner đặt mục tiêu tuyển thêm hàng chục nghìn tay súng trước giữa tháng 5, trong nỗ lực bù đắp và bổ sung lực lượng.

Mỹ chạy đua hỗ trợ đợt phản công mùa xuân của Ukraine

Quân đội Mỹ đang gấp rút trang bị và huấn luyện binh sĩ Ukraine trong lúc nước này dự định mở cuộc phản công lớn cuối mùa xuân.

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm bắn 800 km

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản, sau khi Seoul bắt đầu nối lại thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo.

Triều Tiên nói 800.000 công dân tình nguyện nhập ngũ chống Mỹ

Bình Nhưỡng nói khoảng 800.000 người tình nguyện gia nhập quân đội hoặc tái nhập ngũ để chống lại Mỹ, khi căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên gia tăng.

Nga có thể triển khai UAV tự sát siêu rẻ ở Ukraine

Nhóm thiết kế Oko của Nga thông báo sẽ triển khai UAV tự sát Privet-82, mỗi chiếc có giá chưa đến 1.500 USD, đến thử lửa tại Ukraine.

Mỹ điều UAV tầm xa đến Biển Đen

Mỹ nối lại hoạt động của UAV trinh sát trên Biển Đen, nhưng phi cơ bay cách xa bán đảo Crimea và chuyến bay chỉ kéo dài hai giờ.

Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý phê chuẩn Phần Lan gia nhập NATO

Tổng thống Erdogan nói quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu phê chuẩn việc Phần Lan gia nhập NATO, song từ chối đề nghị tương tự của Thụy Điển.

Xem Nga huấn luyện binh sĩ cách đối phó xe thiết giáp phương Tây

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (17/3) đã công bố những hình ảnh huấn luyện kíp lái xe tăng T-90M cách chống lại các khí tài phương Tây như M1 Abrams hay Leopard 2.

Đang cập nhật dữ liệu !