Quảng cáo y tế trên báo chí: Đừng phụ niềm tin của người dân

Đối với quảng cáo sản phẩm hàng hoá đặc biệt, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cần có kiến thức chuyên ngành mới đảm bảo được tính chính xác, khách quan.

Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế là một trong những chiến lược hợp tác quan trọng giữa Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Y tế. Báo Infonet xin trích đăng những bài phát biểu có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả tuyên truyền trong lĩnh vực y tế. 
Đây là những bài phát biểu nằm trong hội thảo Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế.

Dưới đây là bài phát biểu của  Ngô Huy Toàn Trưởng phòng Thanh tra Báo chí Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông 

Quảng cáo có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp thông qua quảng cáo để quảng bá hình ảnh, hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng thông qua quảng cáo tiếp cận nhanh hơn đến sản phẩm, dịch vụ khi có nhu cầu. 

Quảng cáo y tế trên báo chí: Đừng phụ niềm tin của người dân - ảnh 1

Nhờ vậy, nó thúc đẩy tiêu thụ, lưu thông hàng hóa, là một yếu tố kích thích, tạo động lực cho nền kinh tế hàng hóa tăng trưởng và phát triển, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội.

Quảng cáo gắn bó mật thiết với truyền thông, mặc dù được truyền tải bằng nhiều phương tiện: Báo chí, bảng biển ngoài trời, phương tiện vận tải, Internet… nhưng báo chí luôn được các doanh nghiệp lựa chọn như là phương tiện hiệu quả nhất, bởi báo chí là phương tiện chuyển tải nội dung nhanh, có độ bao phủ rộng, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa dân tộc. 

Đối với người dân đây cũng là phương tiện truyền tải thông tin an toàn, trung thực, chính xác nhất, là lựa chọn hàng đầu và là chuẩn mực để họ kiểm chứng thông tin. 

Ngày nay, mặc dù có nhiều kênh tiếp nhận thông tin, nhưng báo chí vẫn là kênh thiết yếu để người dân sử dụng làm thước đo để so sánh, đánh giá. Niềm tin của họ rất lớn bởi họ suy nghĩ báo chí là của Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm. 

Trên thực tế báo chí đã không phụ lòng tin của nhân dân, mỗi con chữ, mỗi thông điệp cho dù là thông tin quảng cáo khi xuất hiện trên mặt báo đều được phóng viên, biên tập viên, tổng biên tập kiểm soát, cân nhắc kỹ lưỡng. 

Thông tin quảng cáo trên báo chí giúp người có nhu cầu tiếp cận được hàng hóa, dịch vụ, góp phần định hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, quảng cáo trên báo chí thời gian gần đây có dấu hiệu bị buông lỏng, xa rời giá trị, chuẩn mực chung, để xảy ra nhiều sai phạm như: Quảng cáo không đúng sự thật, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, quảng cáo không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, quảng cáo quá mức gây ức chế, phản cảm cho người xem. 

Đặc biệt là quảng cáo sai sự thật, quảng cáo không đúng tính năng, tác dụng (nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận) hoặc không thể hiện, hay thể hiện không rõ ràng nội dung khuyến cáo đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế như thuốc, thực phẩm chức năng… sử dụng danh nghĩa nhân viên y tế, lời cảm ơn của người bệnh để tạo lòng tin, “đánh” vào tâm lý người có bệnh để thu hút, lôi kéo họ, gây ra nguy cơ đối với sức khoẻ và tính mạng con người, gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng. 

Hiện nay, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế chiếm tỷ trọng lớn ở nhiều cơ quan báo chí. 

Năm 2014, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính 14 cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt 330.000.000 đồng, cảnh cáo 2 trường hợp; năm 2015, phạt 4 cơ quan báo chí với tổng số tiền 585.000.000 đồng, hành vi vi phạm bị xử lý chủ yếu là quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng. 

Mặc dù bị xử lý mạnh tay nhưng tình trạng vi phạm về quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế vẫn tiếp diễn, là thách thức đối với cơ quan chức năng.

Những sai phạm về quảng cáo trên báo chí không chỉ gây thiệt hại cho sản xuất, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà nó đã và đang dần làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào thông tin trên báo chí vốn được vun đắp trong thời gian dài, nếu không được khắc phục kịp thời, cơ quan báo chí sẽ mất đi vai trò, vị thế quan trọng của mình trong xã hội. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

Thứ nhất, khuynh hướng thương mại hóa chi phối ngày càng mạnh hoạt động báo chí, để cạnh tranh, thu được nhiều kinh phí từ quảng cáo (là một trong các nguồn thu quan trọng của cơ quan báo chí, ngoài bán báo, tổ chức sự kiện…), cơ quan báo chí tìm nhiều cách để thu hút quảng cáo, chưa quan tâm đúng mức đến quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ hai, một số cơ quan báo chí chỉ chú trọng biên tập, kiểm soát nội dung tin bài, buông lỏng kiểm soát nội dung quảng cáo do suy nghĩ quảng cáo không quan trọng. Thậm chí có cơ quan báo chí giao khoán việc khai thác quảng cáo cho đơn vị truyền thông. Có cơ quan báo chí do ràng buộc về lợi ích kinh tế đã bị đối tác chi phối, kiểm soát nội dung. 

Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế, doanh nghiệp có sản phẩm cần quảng cáo và đối tác truyền thông sẽ xây dựng maket quảng cáo với nội dung không đúng với xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về y tế, họ thường phóng đại tính năng, tác dụng của sản phẩm, thể hiện thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh. 

Thứ ba, một số cơ quan báo chí có biểu hiện coi nhẹ trách nhiệm xã hội của báo chí  khi truyền tải thông tin quảng cáo, mặc dù được hướng dẫn, cảnh báo, bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng họ vẫn tái diễn. Nhiều cơ quan báo chí đối phó với  cơ quan chức năng bằng cách thể hiện dưới dạng bài viết và đặt mẫu quảng cáo ngay bên cạnh hoặc để chung trong một khung, về bản chất người đọc không phân biệt được.

Thứ tư, bên cạnh một số sơ hở của pháp luật, một bộ phận người làm quảng cáo ở cơ quan báo chí chưa hiểu rõ quy định pháp luật về quảng cáo nên để xảy ra vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính chưa nghiêm minh, còn hiện tượng nể nang, né tránh chưa thể hiện được tính cảnh báo, răn đe đối với đối tượng vi phạm dẫn đến vi phạm diễn ra trên phạm vi rộng, kéo dài.

Giải pháp khắc phục:

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo đảm bảo tính thống nhất, quy định rõ ràng không cho phép đặt mẫu quảng cáo sản phẩm cùng bài viết nghiên cứu, giới thiệu tính năng tác dụng của hoạt chất có trong sản phẩm quảng cáo hoặc không được phép đăng các bài viết liên quan ở trang quảng cáo, để ngăn chặn việc tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lách luật.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cơ quan báo chí trước xã hội, trước con người. Với vị trí quan trọng được nhà nước, xã hội ghi nhận, với sức lan toả và ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội, cơ quan báo chí phải thể hiện đuợc tính chuẩn mực trong dòng chảy thông tin, là cơ sở để người dân kiểm chứng thông tin. 

Thông tin (quảng cáo) trên báo phải chính xác, an toàn. Trước hết cơ quan báo chí phải xác định quảng cáo cũng quan trọng như thông tin, cũng phải tuân thủ quy trình biên tập, giám sát chặt chẽ điều kiện quảng cáo. Cơ quan báo chí không nên thu hút quảng cáo bằng mọi giá vì lợi ích kinh tế. 
  
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật: Tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc trang bị cho nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và toàn xã hội hiểu rõ quy định pháp luật của Nhà nước về quảng cáo. 

Từ việc nắm vững kiến thức pháp luật, mỗi tổ chức, cá nhân sẽ ý thức phải tuân thủ pháp luật, cùng giám sát lẫn nhau. Báo chí là phương tiện quảng cáo, đồng thời cũng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, do vậy những người làm báo, trực tiếp là người làm quảng cáo của cơ quan báo chí phải là người hiểu sâu quy định pháp luật về lĩnh vực này. 

Bằng nghiệp vụ của mình, người làm báo thể hiện thông điệp thông qua các hình thức sinh động để truyền tải đến công chúng một cách hiệu quả nhất.

4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, có vai trò quan trọng góp phần nâng duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động quảng cáo nói chung, quảng  cáo trên báo chí nói riêng, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.  

Thanh tra, kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, liên tục để chủ động phát hiện, ngăn ngừa vi phạm. Tổ chức các cuộc thanh tra diện rộng để đánh giá sâu, toàn diện về cơ chế, chính sách, pháp luật về quảng cáo, về thực trạng hoạt động quảng cáo, tìm ra những khó khăn, bất cập, nguyên nhân của nó để đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục. 

Yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra là phải tuân thủ đúng quy định pháp luật, thể hiện được sự nghiêm minh, công bằng, mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý, thông qua xử lý để giáo dục người vi phạm về ý thức chấp hành pháp luật, về trách nhiệm đối với xã hội và răn đe, cảnh báo chung.  

5. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các bộ, ngành: Do tính chất đặc thù, quản lý quảng cáo có liên quan đến nhiều bộ, ngành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có vai trò quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế có vai trò cơ quan quản lý ngành nghề có sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý đối với hầu hết các phương tiện quảng cáo. 

Đối với quảng cáo sản phẩm hàng hoá đặc biệt, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cần có kiến thức chuyên ngành mới đảm bảo được tính chính xác, khách quan. Do đó, để quản lý có hiệu quả hoạt động quảng cáo (đặc biệt là quảng cáo trên báo chí) cần có sự  phối hợp giữa các cơ quan nêu trên. 

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !