Vì sao Nhật Bản muốn tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong 20 năm qua?

Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn tăng mức chi tiêu quốc phòng thêm 8,3%, mức tăng lớn nhất trong hơn 20 năm qua, để đối phó với loạt thách thức an ninh. 

CNN đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề xuất tăng 8,3% ngân sách quốc phòng trong năm 2020. Đây là mức tăng lớn nhất trong hơn 20 năm qua ở quốc gia này, giữa lúc Nhật Bản đang phải đối mặt với tốc độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc và mối đe dọa tiềm tàng từ Triều Tiên.

Vào chiều ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo dự kiến ngân sách quốc phòng quốc gia sẽ là 51,9 tỉ USD. Với khoản chi này, Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường năng lực cho quân đội quốc gia để đối phó với những mối đe dọa mới như chiến tranh điện từ, không gian và mạng.  

{keywords}
Nhật Bản muốn tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong 20 năm qua để tăng cường năng lực đối phó với các mối đe dọa. (Ảnh minh họa)

Trong khoản đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản có 690 triệu USD nhằm mở rộng năng lực cho đơn vị vũ trụ và hệ thống trinh sát nhận biết tình hình vũ trụ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cùng khoảng tiền 340 triệu USD để xây dựng năng lực chống chiến tranh điện từ và đơn vị phòng vệ không gian mạng.

Khoản đề xuất này vẫn cần được Quốc hội Nhật Bản thông qua vào cuối năm nay. Nếu được phê chuẩn, đây sẽ là năm thứ 9 liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng.

Giáo sư Stephen Nagy tại Ban Nghiên cứu Quốc tế và Chính trị tại Đại học International Christian ở Tokyo cho hay, việc Nhật Bản tăng cường ngân sách quốc phòng là để bắt kịp tốc độ tăng trưởng quân sự nhanh chóng của các nước trong khu vực.

Cũng theo ông Nagy, đề xuất tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đi theo xu thế của các nước trong khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Hồi tháng Năm, Bắc Kinh thông báo tăng ngân sách quốc phòng thêm 6,6% nâng tổng mức chi tiêu quân sự lên ít nhất là 178 tỉ USD.

“Hàng năm, Trung Quốc đều đóng thêm nhiều tàu mới với số lượng nhiều hơn cả số tàu chiến mà quân đội Anh đang sở hữu. Kể từ năm 2000, hàng năm, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đều tăng khoảng 10%. Do đó, Nhật Bản tăng mức chi tiêu quân sự là bị ảnh hưởng từ việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng quân sự trong khu vực và trên toàn cầu”, ông Nagy nói.

Còn theo ông Heigo Sato, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Takushoku ở Tokyo cho biết, mở rộng ngân sách là động thái nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên, cũng như áp lực từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Nhật Bản cần chia sẻ thêm gánh nặng chi phí bảo vệ an ninh quốc gia.

Đối mặt với chương trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, Nhật Bản đã tiến tới thắt chặt thêm mối quan hệ với Mỹ và các đồng minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chia sẻ với CNN hồi tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản lúc bấy giờ là ông Taro Kono nhận định, Trung Quốc sẽ phải “trả giá đắt” vì hành động tăng cường bắt nạt ở Biển Đông.

“Một trật tự hàng hải mở cửa và tự do ở Biển Đông là quan trọng như ở các khu vực khác và những gì đang diễn ra ở vùng biển này sẽ khiến cộng đồng quốc tế phải quan ngại”, ông Kono cho biết.

Còn hồi tháng Bảy, chính phủ Mỹ đã phê chuẩn bán hơn 100 tiêm kích F-35 cho Nhật Bản.

Vì sao em trai của cựu Thủ tướng Nhật Abe khiến Trung Quốc lo lắng?

Vì sao em trai của cựu Thủ tướng Nhật Abe khiến Trung Quốc lo lắng?

Trung Quốc đã có phản ứng ngay sau khi em trai của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe được bầu làm tân Bộ trưởng Quốc phòng. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !