Thương vụ S-400 thứ hai, Nga-Thổ Nhĩ Kỳ toan tính điều gì?
Bất chấp những lời “đe dọa” của Mỹ về các lệnh trừng phạt mới, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa tiếp tục quyết định mua hệ thống S-400 từ Nga.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng việc mua các tổ hợp phòng không của Nga là vấn đề cá nhân và các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, theo People's Daily, Mỹ không sợ, vì việc bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ có lợi cho Nga không chỉ về mặt kinh tế.
Mới đây, RIA đưa tin, hôm 23/8, Tổng giám đốc Tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport trực thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec Alexander Mikheev cho biết, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng cung cấp trung đoàn thứ hai của hệ thống phòng không S-400 và các bên hiện đang thảo luận về các điều khoản tài chính của hợp đồng. “Thời gian của hợp đồng sẽ phụ thuộc vào việc liệu các đối tác của chúng tôi có sẵn sàng giải quyết các vấn đề thủ tục cấp vốn cho dự án hay không”, ông Mikheev nói.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã phớt lờ sự phản đối của Mỹ và các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vẫn quyết định mua hệ thống S-400 của Nga nên đã bị Mỹ loại khỏi dự án cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35. Lần này, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa mua lại hệ thống phòng không S-400, điều này khiến “bổ sung thêm những biến số mới cho cuộc chiến chống Nga của NATO”.
Bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ có lợi cho Nga không chỉ về mặt kinh tế. (Ảnh: Reuters) |
Sự “kiên trì” trong mua sắm dẫn đến các lệnh trừng phạt
Thổ Nhĩ Kỳ là nước thành viên NATO đầu tiên mua tên lửa phòng không từ Nga. Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký một thỏa thuận trị giá 2,5 tỉ USD, qua đó Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 4 bộ hệ thống S-400. Vào ngày 23/10 cùng năm, Rosoboronexport thông báo rằng Nga đã hoàn thành hợp đồng cung cấp trước thời hạn và bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ tất cả các hệ thống con của lô hệ thống S-400 đầu tiên.
Bước đi này của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra sự bất bình mạnh mẽ trong các nước thành viên NATO, bao gồm cả Mỹ. Mỹ và các nước trong liên minh đã nhiều lần cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua các hệ thống do Nga sản xuất vì tin rằng các hệ thống này không tương thích với các hệ thống tác chiến của NATO. Trong tương lai có thể giúp Nga phát hiện, theo dõi các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết thực hiện hợp đồng với Nga, coi việc mua các hệ thống S-400 là vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia và các nước khác không có quyền can thiệp.
Vào tháng 4/2019, trước việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi dự án máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5. Mỹ tuyên bố ngừng cung cấp máy bay chiến đấu F-35 và các thiết bị liên quan cũng như loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dự án. Theo kế hoạch ban đầu, công ty Lockheed Martin của Mỹ được cho là sẽ giao lô 10 tiêm kích F-35 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2020, nhưng những chiếc F-35 này đã bị Không quân Mỹ “tịch thu” và chuyển giao cho Không quân Mỹ.
Hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga theo “nhu cầu của mỗi bên”
“Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mua các hệ thống S-400 của Nga không chỉ phản ánh sự hợp tác thành công giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong những năm gần đây, mà còn là một bước đi mới của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng cường hơn nữa nền tảng quan hệ song phương”, ông Jiang Yi, nhà nghiên cứu tại Viện Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trình bày phân tích của mình trong một cuộc phỏng vấn với People's Daily.
Trên quan điểm quân sự, Thổ Nhĩ Kỳ muốn hình thành một thế trận phòng không hiệu quả. Hai tiểu đoàn và bốn tổ hợp hệ thống S-400 mua được trước đó không đủ để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng các vị trí phòng không, vì vậy nước này cần phải tăng cường mua sắm. Về mặt chính trị, kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu mua các hệ thống S-400, quá trình hợp tác với Nga về các vấn đề quốc tế cũng như vấn đề Syria nhìn chung diễn ra suôn sẻ vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tiếp tục mua.
Ngoài ra, theo People's Daily, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống S-400 hiện tại cũng đã thỏa mãn nhu cầu của Nga ở một mức độ nhất định. Ông Jiang Yi tin rằng lý do thực tế nhất mà Nga bán hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ là vũ khí này là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nga và việc mở ra thị trường quốc tế cho vũ khí do Nga sản xuất là vì lợi ích kinh tế của Nga.
“Lý do sâu xa hơn là do Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác chính của Nga mà qua đó nước này gia tăng ảnh hưởng ở Trung Đông. Đối với các vấn đề quan trọng của Trung Đông như vấn đề Syria, sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp Nga có tiếng nói hơn. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ là một “mắt xích quan trọng trong chuỗi các nước phương Tây ngăn chặn Nga”. Nếu Nga muốn mở rộng quan hệ đồng minh và cải thiện quan hệ với các nước phương Tây”, ông Jiang Yi nhận định.
Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự “độc lập chính trị”?
Theo các nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không S-400 đầu tiên do Nga sản xuất để theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Mặc dù kết quả thử nghiệm chưa được công bố, nhưng có những dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ rất hài lòng với hệ thống này.
Việc mua hệ thống S-400 là cách để Thổ Nhĩ Kỳ đạt được sự độc lập chính trị. Nhưng nhìn chung, họ không hoàn toàn cắt đứt quan hệ với các nước phương Tây.
Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ đề nghị rời khỏi NATO và nước này vẫn là một nước thành viên của liên minh, ngoài ra, trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tích cực tham gia các sự kiện khác nhau của NATO.
Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề Syria và vấn đề người tị nạn ở Trung Đông cũng như giúp các nước châu Âu kiểm soát dòng người tị nạn, canh giữ cửa ngõ vào châu Âu. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO và bị ràng buộc bởi các thỏa thuận với Nga, do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang “ngồi trên hai chiếc ghế cùng một lúc”.
Trong khi đó, ông Jiang Yi cho rằng sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng bắt đầu lo lắng hơn về sự sụp đổ hoàn toàn trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và việc NATO có thể “mất liên lạc theo hướng Biển Đen”. Vì lý do này, khó có khả năng Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đến năm 2030 Lục quân của quốc gia nào mạnh nhất thế giới?
Lục quân là lực lượng quan trọng trong tác chiến mặt đất, nhiều quốc gia tiếp tục tăng cường đầu tư cho lực lượng này, đến năm 2030 đây sẽ là một trong những lực lượng “đáng sợ”.
Thanh Bình (lược dịch)