S-400 của Nga lập ‘kỳ tích’, chia rẽ quan hệ Mỹ và đồng minh, đối tác?

Ấn Độ đã chính thức xác nhận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga bất chấp sự phản đối từ Mỹ.

Theo báo cáo của Sputnik, Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố rằng, Ấn Độ đã xác nhận cam kết thực hiện thỏa thuận liên quan đến việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp của ngoại trưởng các nước BRICS, Ngoại trưởng Lavrov cho biết, không có thay đổi nào trong việc thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ, và lãnh đạo Ấn Độ cũng đã xác nhận rằng, chắc chắn sẽ thực hiện thỏa thuận này.

{keywords}
 Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Nguồn: Huanqiu.

Đại sứ Ấn Độ tại Nga trước đó cho biết lô S-400 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ trước cuối năm nay.

Theo báo cáo, vào tháng 10/2018, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng mua sắm 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 với trị giá hơn 5 tỉ USD. Đây là giao dịch mua bán vũ khí lớn nhất trong lịch sử của Tổng công ty Xuất khẩu Quốc phòng Rosneft, và việc giao hàng dự kiến hoàn thành trước tháng 4/2023.

Liên quan đến việc Ấn Độ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Mỹ đe dọa rằng điều này có thể kích hoạt các biện pháp trừng phạt chống lại Ấn Độ theo "Đạo luật trừng phạt chống lại kẻ thù của Mỹ" (CAATSA).

Hồi đầu tháng 01/2021, chính quyền Tổng thống Donald Trump khi đó cũng đã kêu gọi Ấn Độ từ bỏ thỏa thuận trị mua sắm S-400 của Nga, các nguồn tin của Reuters cho rằng, Tổng thống Joe Biden cũng sẽ không thay đổi quan điểm này.

Tuy nhiên, Ấn Độ khẳng định cần phải sở hữu S-400 để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên leo thang ở biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya kể từ tháng 4.2020.

New Delhi nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn nhà sản xuất vũ khí. Điều này có khả năng dẫn đến căng thẳng với chính quyền ông Biden, theo Reuters.

“Ấn Độ và Mỹ có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, Ấn Độ có mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt với Nga. Chúng tôi luôn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập. Điều này cũng áp dụng đối với việc mua sắm thiết bị quốc phòng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết khi đề cập đến kế hoạch mua S-400.

Trong khi đó, Mỹ kêu gọi tất cả đồng minh và đối tác từ bỏ giao dịch với Nga để tránh nguy cơ bị cấm vận theo CAATSA. CAATSA không có bất kỳ điều khoản miễn trừ cho bất kỳ quốc gia nào.

Được biết, Ấn Độ đã thanh toán trước cho Nga 800 triệu USD vào năm 2019. Một số chuyên gia Ấn Độ cho rằng, lý do chính khiến Ấn Độ bất chấp phản ứng từ Mỹ, quyết định mua các hệ thống của Nga là thiếu giải pháp thay thế. Ngày nay S-400 là hệ thống tên lửa phòng thủ tầm xa nhất trên thế giới, chống cả mục tiêu đạn đạo và giá thành rẻ nhất.

Những biện pháp trừng phạt có thể có của Mỹ đối với việc Ấn Độ mua hệ thống S-400 Nga chỉ là một cái giá nhỏ để trả cho một thứ vũ khí cho phép kiểm soát hoàn toàn không phận Ấn Độ và vùng trời của các quốc gia láng giềng.

Ngoài ra, Ấn Độ còn nhiều lý do khác để sở hữu vũ khí này của Nga, bao gồm việc thiếu hệ thống phòng không tầm xa trong kho vũ khí của nước này, nhu cầu bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo có thể xảy ra từ Trung Quốc và Pakistan...

Chuyên gia Kirill Kotkov người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu về Viễn Đông của Nga cho biết, dù rất tức giận việc Ấn Độ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, nhưng Mỹ sẽ không từ bỏ mối quan hệ với Ấn Độ chỉ vì việc này.

Lý do rất đơn giản bởi vì Washington đang muốn các nước láng giềng của Trung Quốc như Ấn Độ chống lại Bắc Kinh và New Delhi là đồng minh của Mỹ trong vấn đề này.

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh cũng bày tỏ sự không hài lòng với việc Nga cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, liên quan đến quan hệ song phương khó khăn giữa hai nước và cuộc đối đầu năm ngoái trên ranh giới kiểm soát trên thực tế ở Ladakh.

Nhà khoa học chính trị Boris Podoprigora cũng lưu ý rằng việc Washington không có các hành động nhằm làm dịu quan hệ Trung-Mỹ đã khiến Bắc Kinh phải rất thận trọng xây dựng mối quan hệ tương tác với Moscow.

Các căn cứ quân sự lớn của Mỹ không còn khả năng tự vệ?

Các căn cứ quân sự lớn của Mỹ không còn khả năng tự vệ?

Các nhà phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) tuyên bố các căn cứ quân sự Mỹ nằm ở nước ngoài không có khả năng phòng thủ.

Đức Trí (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !