Những đối tượng nào là mục tiêu của vũ khí hạt nhân?

Ngày nay không có cuộc thảo luận về bất kỳ cuộc chiến tranh hạt nhân nào, tuy nhiên, mỗi cường quốc sở hữu hạt nhân đã có sẵn những đối tượng mà họ sẽ chọn làm mục tiêu trong trường hợp Chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra.

Không chính phủ nào trên thế giới muốn Thế chiến III bắt đầu. Tuy nhiên, mỗi cường quốc sở hữu hạt nhân đều giữ những vũ khí như vậy để tự vệ - tức là trả đũa trong trường hợp bị đối phương tấn công. Và những vũ khí như vậy đã có những mục tiêu khá cụ thể.

Thực tế là đầu đạn hạt nhân có thời gian tiếp cận rất ngắn và trong thời gian này đối phương sẽ không thể chọn mục tiêu mong muốn. Do đó, mục tiêu của các cường quốc hạt nhân được xác định trước và liên quan đến các đối tượng chiến lược. Vậy tại sao đối phương không nên nhắm vào hầm chứa tên lửa hạt nhân để phá hủy chúng?

Vũ khí hạt nhân của Mỹ nhằm vào đâu?

Do tất cả các mục tiêu đều được lựa chọn dựa trên tầm quan trọng của chúng với đối phương. Tất nhiên, những mục tiêu này đều được phân loại, nhưng chúng ta đã biết quân đội Mỹ nhắm tới đâu vào năm 1956 trong Chiến tranh Lạnh. Mới đây, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã giải mật tài liệu về điều này và tiết lộ 1.100 điểm mà các đầu đạn hạt nhân sẽ hướng đến nếu chiến tranh xảy ra.

{keywords}
Một số địa điểm được cho là quân đội Mỹ nhắm đến vào năm 1956. (Ảnh: Mapbox)

Theo đó, một số điểm đã được đánh dấu ngay tại Moscow, đó là Điện Kremlin, tất cả các sân bay và một số vật thể quan trọng, việc phá hủy chúng sẽ làm tê liệt bộ máy chính quyền. Trên bản đồ, chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết các mục tiêu bị tấn công ở các thành phố khác nhau của Nga, nhưng một lần nữa các chuyên gia lưu ý rằng thông tin này là từ năm 1956 - ngày nay nó không có liên quan và các mục tiêu hạt nhân mới tất nhiên được giữ bí mật.

Khoảng cách an toàn trong một vụ nổ hạt nhân là bao nhiêu?

Khoảng cách an toàn nhất là hơn 7 km tính từ tâm chấn. Nhưng ngay cả ở đó, con người vẫn có khả năng bị bỏng do bức xạ lan truyền sau vụ nổ hạt nhân. Trong khi đó, nếu chúng ta ở khoảng cách từ 2-7 km từ tâm chấn, thì vẫn có cơ hội sống sót, mặc dù bị thương nặng. Tuy nhiên, nếu chúng ta ở trong khu vực 2 km gần như không một ai có thể sống sót - đây là khoảng cách không an toàn nhất, tại đây chúng ta có thể bị ảnh hưởng không chỉ bởi bức xạ mà còn bởi một làn sóng xung kích mạnh.

Thực trạng vũ khí hạt nhân trên thế giới

Dựa trên dữ liệu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), tính đến tháng 8/2021, trên thế giới chỉ có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Israel, Pakistan và Triều Tiên). Năm trong số các quốc gia này là các quốc gia bảo lưu quyền có vũ khí hạt nhân đã được quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Theo đó, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh được phép sở hữu vũ khí hạt nhân, bất kể vì lý do gì.

Theo báo cáo mới của tổ chức Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) công bố ngày 7/6/2021, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân trong năm 2020 đã mạnh chi vào kho vũ khí nguyên tử của mình, với mức tăng 1,4 tỉ USD so với năm 2019.

Cụ thể, mức chi của Mỹ là 37,4 tỉ USD, chiếm hơn một nửa khoản chi của 9 nước và chiếm gần 5% tổng ngân sách quốc phòng của nước này. ICAN ước tính mức chi của Trung Quốc là khoảng 10 tỉ USD trong khi của Nga là 8 tỉ USD.

Nhìn chung, 9 quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân đã chi hơn 137.000 USD/phút vào vũ khí hạt nhân trong năm 2020.

Sau khi Thế chiến II kết thúc và sau Chiến tranh Lạnh, hai siêu cường thế giới là Mỹ và Nga đã đua nhau chế tạo nhiều vũ khí hạt nhân (và vũ khí hạt nhân hiện đại hơn) so với bên kia. Kho dự trữ vũ khí hạt nhân của thế giới đã tăng lên mức đỉnh điểm là 70.300 đầu đạn tổng cộng vào năm 1986. Khi các hiệp định vũ khí và NPT bắt đầu có động lực lớn hơn, Mỹ và Nga đã cắt giảm các kho dự trữ trong khi các quốc gia mới có vũ khí hạt nhân bắt đầu xuất hiện.

Ước tính của FAS, Nga có 6.257 đầu đạn (chiếm 47,7%), Mỹ - 5.550 (42,3%), Trung Quốc - 350 (2,67%), Pháp - 290 (2,21%), Anh - 225 (1,71%), Pakistan - 165 (1,26%), Ấn Độ - 160 (1,22%), Israel - 90 (0,69%), Triều Tiên - 45 (0,34%). Đối với Mỹ, con số trên chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ đỉnh cao khi Mỹ có 31.225 đơn vị vũ khí hạt nhân vào năm 1967 và 22.217 vào năm 1989.

Thanh Bình (lược dịch)

Những công nghệ có thể thay đổi cán cân quân sự thế giới

Những công nghệ có thể thay đổi cán cân quân sự thế giới

Công nghệ quân sự đã tiến một bước dài kể từ thời của những vũ khí thô sơ. Những tiến bộ trong công nghệ đã dẫn đến máy bay đa năng hơn, vũ khí dẫn đường bằng laser và máy bay không người lái chiến đấu.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !