Mỹ chưa sẵn sàng cho một ‘cuộc chiến’ vì Bắc Cực?

Theo tạp chí National Interest của Mỹ, tàu phá băng mới nhất của Trung Quốc gần đây đã hoàn thành chuyến thám hiểm ở Bắc Cực phá vỡ lớp băng dày tới 1,5 mét.

Được mệnh danh là Xue Long 2 (Tuyết Long), con tàu này có thể coi là “thế lực” mới đến vùng Bắc Cực ngày càng chật chội. Các quốc gia ở cả phía bắc và phía nam của vòng Bắc Cực tin rằng họ là một phần của cuộc Tranh giành châu Phi, đồng thời tìm kiếm khí tự nhiên, dầu và các khoáng chất khác.

{keywords}
Mỹ chưa sẵn sàng cho một ‘cuộc chiến’ vì Bắc Cực? (Ảnh: RIA)

Trong khi một số nhà quan sát chỉ trích gay gắt sự tụt hậu của tàu phá băng vì Mỹ chỉ có một tàu phá băng và sẽ mất nhiều năm nữa trước khi tàu mới xuất hiện, vấn đề thực sự là chính sách của Mỹ ở Bắc Cực đang thiếu định hướng. Mỹ nên phát triển một cách tiếp cận tốt hơn, bao gồm một thỏa thuận hợp tác mới với Nga để bảo vệ môi trường, duy trì hòa bình trong khu vực và ngăn chặn Trung Quốc.

Tuy nhiên, National Interest cho rằng, thật không may các chính sách ở Bắc Cực hiện tại của Mỹ đã phủ nhận thực tế của biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với Bắc Cực một cách đáng xấu hổ.

Năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã “né tránh” việc ký một tuyên bố chung của Hội đồng Bắc Cực đề cao biến đổi khí hậu. Chiến lược Bắc Cực của Lầu Năm Góc cũng không khá hơn, trong đó khu vực này được gọi là “nơi ganh đua với Nga”. Bằng cách chỉ tập trung vào việc phủ nhận và cạnh tranh với biến đổi khí hậu, chính sách hiện tại của Mỹ không khuyến khích hợp tác khí hậu quốc tế, đánh giá quá cao các rủi ro địa chính trị cũng như làm tổn hại các nỗ lực trong khu vực có thể thúc đẩy các mục tiêu khác của Mỹ, bao gồm cả việc ngăn chặn Trung Quốc.

“Mỹ cần một hình thức hợp tác mới với Nga ở Bắc Cực. Những thách thức phía trước là quá lớn để giải quyết một mình. Mỹ phải thừa nhận rằng việc Nga xây dựng một bộ máy quân sự mạnh trong lãnh thổ của mình là điều bình thường. Cả hai bên phải từ bỏ các cuộc diễn tập quân sự khiêu khích. Chính sách của Nga kêu gọi Bắc Cực được tách ra khỏi các vấn đề châu Âu hiện có. Chiến lược của Mỹ cần nhất quán với các chính sách như vậy và ủng hộ việc sử dụng Hội đồng Bắc Cực như một diễn đàn để đối thoại. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga nên tập trung vào biến đổi khí hậu và vấn đề chủ quyền. Trung Quốc bành trướng ở Bắc Cực phải được chặn”, National Interest nhận định.

Theo National Interest, Bắc Cực không nên trở thành một “điểm nóng” mới của sự cạnh tranh các cường quốc. Sự cạnh tranh như vậy làm phân tán sự chú ý khỏi hợp tác khí hậu. Nga thực sự đang khôi phục sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực, nước này đang xây dựng các tàu phá băng hạt nhân và các căn cứ quân sự mới.

Tuy nhiên, National Interest nhấn mạnh, Bắc Cực quan trọng đối với Nga hơn Mỹ, vì 53% bờ biển Bắc Cực nằm trên lãnh thổ Nga. Không có gì ngạc nhiên khi Nga đang khi thác nhiều tài nguyên ở Bắc Cực hơn Mỹ. Hải quân Mỹ không nên tập trung vào việc lập kế hoạch tác chiến trên mặt nước. Mỹ và Nga đã hợp tác ở Bắc Cực trong nhiều năm, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt ở những lĩnh vực khác. Trung Quốc có tham vọng thuộc địa ở Bắc Cực. Đồng thời, Trung Quốc tự gọi mình là “quốc gia cận Bắc Cực” và đang cố gắng củng cố sự hiện diện, thay thế các cường quốc phương Tây. Trên thực tế, hợp tác liên Bắc Cực có khả năng ngăn chặn Trung Quốc.

“Hợp tác với Nga sẽ không dễ dàng. Tuy nhiên, các đồng minh ở Bắc Cực của Mỹ như Na Uy không thể tồn tại trước mối quan hệ căng thẳng liên miên với Nga. Các nhà phê bình cũng có thể phàn nàn rằng hình thức hợp tác này không giải quyết được vấn đề tự do hàng hải, vì Nga và Canada sẽ tiếp tục khẳng định quyền tài phán đối với các tuyến đường thương mại ở Bắc Cực. Trong khi Mỹ phải tranh chấp thông qua trọng tài. Lời kêu gọi leo thang căng thẳng phải được bỏ qua. Hãy để Moscow tự rút ra kết luận về các chính sách phi kinh tế”, National Interest giải thích.

National Interest kết luận: “Bắc Cực đang gặp nguy hiểm, khu vực này đang bùng nổ theo đúng nghĩa đen khi nhiệt độ tăng dần trong vùng băng vĩnh cửu. Mỹ và Nga có thể trở thành đối thủ của nhau khi nói đến các vấn đề liên quan ở Bắc Cực. Nhưng, nếu nhận thức được đây sẽ là cách duy nhất để duy trì ưu tiên của cuộc khủng hoảng khí hậu và ngăn chặn một cách hiệu quả Trung Quốc bành trướng. Bây giờ là thời điểm để Nga và Mỹ phá vỡ lớp băng và giải quyết vấn đề”.

Mỹ bất ngờ muốn đàm phán ngay lập tức với Nga về vũ khí hạt nhân

Mỹ bất ngờ muốn đàm phán ngay lập tức với Nga về vũ khí hạt nhân

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết, Mỹ đánh giá cao việc Nga đạt được tiến bộ về kiểm soát vũ khí hạt nhân và sẵn sàng họp để ký kết thỏa thuận.

Thanh Bình (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !