Cựu sĩ quan tình báo Mỹ hé lộ sự ‘vô dụng’ của các thiết bị quân sự được chuyển đến Ukraine
Quân đội Ukraine không thể bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị quân sự do Mỹ chuyển giao, điều này sẽ khiến chúng trở nên vô dụng.
Tuyên bố trên của ông Scott Ritter, cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Mỹ và thanh tra vũ khí Liên Hợp Quốc tại Iraq trong những năm 90 chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với RT.
Theo đó, ông Ritter nhắc lại quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc chuyển viện trợ quân sự trị giá 33 tỉ USD cho Ukraine thì Lực lượng vũ trang Ukraine nên nhận được vũ khí hạng nặng, đặc biệt là pháo và xe bọc thép.
Tuy nhiên, ông Ritter nhấn mạnh rằng mọi thiết bị hạng nặng sẽ được gửi đến Ukraine đều gắn liền với một thực tế “bất thành văn” nhưng rất quan trọng về vấn đề bảo trì. Theo chuyên gia này, trong trường hợp xảy ra sự cố, người Ukraine sẽ không thể sử dụng vũ khí của Mỹ.
Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có Đức những tuần qua đã có động thái viện trợ vũ khí và nhân đạo cho Ukraine, nhằm giúp nước này ứng phó trước hoạt động quân sự của Nga. (Ảnh: AP) |
“Quân đội Ukraine không thể bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị quân sự do Mỹ chuyển giao, điều này sẽ khiến chúng trở nên vô dụng”, ông Ritter nói.
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ lấy lựu pháo M777 155mm làm ví dụ. Theo ông, nó nhẹ hơn so với phiên bản tiền nhiệm, không ổn định khi bắn và hao mòn nhanh chóng trong điều kiện chiến đấu. Trong trường hợp của Lực lượng vũ trang Ukraine, pháo sẽ rất nhanh chóng mất tác dụng và không thích hợp để sửa chữa.
“Những khó khăn tương tự đang chờ đợi quân đội Ukraine với các loại xe bọc thép M133 của Mỹ và hệ thống phòng không Cheetah của Đức. Những vũ khí này đã lỗi thời, hao mòn và đảm bảo sẽ hỏng ngay sau khi vào trận”, ông Ritter nhấn mạnh.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 6/5 đã ký phê duyệt gói viện trợ vũ khí 150 triệu USD, bao gồm đạn pháo, radar và các thiết bị khác cho Ukraine.
Kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Kiev đã lên tới 3,4 tỉ USD, bao gồm lựu pháo, tên lửa phòng không Stinger, tên lửa chống tăng Javelin, đạn dược và máy bay không người lái “Bóng ma”…
Gói viện trợ mới trị giá 150 triệu USD bao gồm 22.000 đạn pháo 155mm, radar, thiết bị áp chế điện tử và các linh kiện khác.
Gói viện trợ này được công bố trong bối cảnh Tổng thống Biden chuẩn bị cùng lãnh đạo nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) có cuộc gặp qua video với Tổng thống Volodomyr Zelenskiy vào hôm 8/5 để thể hiện sự đoàn kết với Ukraine, một ngày trước khi Nga tổ chức kỷ niệm Ngày Chiến thắng.
Bên cạnh đó, trong cuộc điện đàm hôm 5/5 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh cam kết tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm về chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo “nhấn mạnh cam kết tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm” về chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine, đồng thời “xem xét các nỗ lực trong việc cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine và viện trợ nhân đạo cho hàng triệu người dân chịu ảnh hưởng bởi chiến sự”.
“Tổng thống Biden hoan nghênh việc Đức cung cấp hỗ trợ an ninh và cam kết viện trợ nhân đạo bổ sung gần đây cho Ukraine, cũng như quan hệ đối tác chặt chẽ của họ trong suốt cuộc khủng hoảng này”, Nhà Trắng cho hay.
Thanh Bình (lược dịch)
Đức đang thiếu đạn để ‘bơm’ cho Ukraine?
Theo Military Review, Đức gặp sự cố khi lên kế hoạch chuyển giao pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 cho Ukraine.
Lính đánh thuê người Anh tiết lộ quãng thời gian khi bị Nga giam giữ
Lính đánh thuê người Anh Shaun Pinner, người từng chiến đấu bên Lực lượng vũ trang Ukraine và đã đầu hàng Lực lượng vũ trang Nga, mới đây nói rằng thái độ đối xử tốt khi bị giam giữ khiến anh ngạc nhiên.