Quân đội Mỹ với “Chiến lược mau lẹ” cho kỷ nguyên mới

Một ủy ban gồm các chuyên gia của Hoa Kỳ đã công bố một bản nghiên cứu về chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ, trong đó đề xuất các nguyên tắc thúc đẩy hoạt động quốc phòng trong thời kỳ ngân sách bị cắt giảm mạnh.

Vừa qua, một ủy ban gồm 15 cựu quan chức quân đội, các chiến lược gia quốc phòng và các chuyên gia về quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ đã công bố một bản nghiên cứu có tựa đề: Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ trong kỷ nguyên mới. Bản báo cáo này đề xuất các nguyên tắc để hoạt động quốc phòng đạt được hiệu quả ngay trong thời kỳ ngân sách bị cắt giảm mạnh.

Bối cảnh quốc tế và tình hình nội bộ Hoa Kỳ

Quân đội Mỹ với “Chiến lược mau lẹ” cho kỷ nguyên mới - ảnh 1
Các binh sĩ Mỹ trong một cuộc thi bắn súng.

Xét về bối cảnh quốc tế, những mối đe dọa đối với lợi ích của nước Mỹ đang thay đổi nhanh chóng. Nước Nga không còn, hoặc có thể không còn, là mối đe dọa với nước Mỹ như trước đây. Còn Trung Quốc, mặc dù đang lớn mạnh về kinh tế và quân sự, lai có một mối quan hệ phức tạp với Hoa Kỳ, đem đến cả hi vọng và mối lo ngại cho nước Mỹ.

Hoa Kỳ cũng đang dần chấm dứt kỉ nguyên Trung Đông và Nam Á với các cuộc chiến tranh tốn hàng nghìn tỉ USD và hơn 7.000 sinh mạng Mỹ. Trong khi đó, các cuộc nội chiến và tình hình bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Các cuộc tấn công khủng bố cũng tiếp tục khiến các khu vực này bất ổn. Tuy vậy, những bất ổn nói trên là có thể giải quyết được mà không cần phải sử dụng đến các giải pháp quân sự.

Về tình hình nội bộ quân đội Mỹ, kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, những lần tham chiến của Mỹ đã giúp dư luận nhận ra điểm mạnh và điểm yếu về quân sự của Hoa Kỳ. Về độ linh hoạt và tốc độ tiếp cận trên qui mô thế giới thì Hoa Kỳ vẫn không có đối thủ. Các vũ khí, thiết bị tình báo và trinh sát cũng như các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh có thế tiếp cận bất kỳ nơi nào trên thế giới với tốc độ và sức mạnh không quân đội nào sánh bằng.

Nhưng xét về năng lực chiến đấu tại các cuộc chiến ngoại lệ diễn ra trên mặt đất, năng lực chống lại lực lượng phiến quân, năng lực bình ổn chính quyền và đảm bảo an ninh cho các quốc gia ở những vùng xa xôi thì quân đội Mỹ còn nhiều hạn chế. Vấn đề này không bắt nguồn từ sự thiếu thốn hay sai sót gì của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Đơn giản là nhiệm vụ thiết lập trật tự, xây dựng chính quyền tốt và tạo dựng các giá trị dân chủ ở những quốc gia kém phát triển luôn có xung đột nội bộ là nhiệm vụ quá khó và bản thân các lực lượng vũ trang không thể nào phù hợp cho nhiệm vụ đó.

Về vấn đề ngân sách, hiện nước Mỹ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài khóa không có tiền lệ khiến chính phủ phải cắt giảm chi tiêu trong đó có chi tiêu quốc phòng. Sức ép này có thể thấy rõ nhất theo Đạo luật về kiểm soát ngân sách, theo đó nếu đạo luật này có hiệu lực vào đầu năm 2013 thì ngân sách quốc phòng sẽ bị cắt giảm đi 10%. Đây sẽ là một trong những mức cắt giảm mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh môi trường an ninh toàn cầu đang thay đổi rất nhanh chóng và mối đe dọa từ nợ công và thâm hụt ngân sách của nước Mỹ ngày càng nghiêm trọng thì Ủy ban cố vấn Quốc phòng đã dành cả 1 năm để nghiên cứu và thảo luận về chiến lược quốc phòng cho Hoa Kỳ. Kết quả của cuộc nghiên cứu này là một chiến lược an ninh quốc gia mới có tên gọi “Chiến lược mau lẹ”, một chiến lược đề ra nhằm củng cố vị thế hàng đầu về quân sự của Mỹ đồng thời vẫn đảm bảo một mức chi tiêu khả thi.

Báo cáo của Ủy ban cố vấn Quốc phòng đề cập đến 10 nguyên tắc nhấn mạnh vào chiến lược dựa vào cac đơn vị quân đội có qui mô nhỏ hơn có thể đóng quân tại Mỹ và nhanh chóng dịch chuyển đến các căn cứ thiếu thốn vật chất hơn ở khắp nơi trên toàn thế giới; tái cân bằng các lực lượng Mỹ để tập trung vào châu Á nhiều hơn vào châu Âu đồng thời nâng cấp các trang thiết bị công nghệ và khoa học nhằm đảm bảo rằng Hoa Kỳ luôn đi trước tất cả các quốc gia khác.

Dưới đây là 10 nguyên tắc mà Ủy ban cố vấn Quốc phòng đề xuất cho “Chiến lược mau lẹ”.

10 nguyên tắc của “Chiến lược mau lẹ”


Một là, nước Mỹ mang nợ lớn đối với tất cả những ai đã từng phục vụ cho các cuộc chiến tranh của quốc gia và đặc biệt là những người cả nam và nữ đã phục vụ cho cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Vì thế quốc gia phải đảm bảo rằng những người đó được nhận những phúc lợi y tế tốt nhất cũng như các hỗ trợ cần thiết về giáo dục và việc làm để họ có thể tái hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Thực hiện những nghĩa vụ này phải là ưu tiên hàng đầu trong chi tiêu quốc phòng của nước Mỹ.

Hai là, Hoa Kỳ nên coi trọng hàng đầu các đề xuất giúp sử dụng nguồn quân lực hiệu quả hơn, cải cách các hệ thống đền bù cho quân nhân, thúc đẩy hoạt động tiếp nhận thiết bị, hàng hóa và các dịch vụ. Mặc dù khó khăn về ngân sách có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện một chiến lược an ninh quốc gia đầy tham vọng nhưng nó đem lại đòn bẩy về cả khía cạnh bị buộc phải thực hiễn lẫn khía cạnh nâng cao ý thức chính trị để hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ ba là Hoa Kỳ nên duy trì vị thế về vũ trụ, không quân, và hải quân luôn cao hơn bất kỳ đối thủ tiềm năng nào. Những yếu tố trên là thế mạnh của Hoa Kỳ trong tương quan với các quân đội khác và để chiến lược quốc phòng mới trở nên hiệu quả, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ phải duy trì khả năng tiếp cận bất kỳ khu vực nào của thế giới, xâm nhập hệ thống quốc phòng của kẻ thù và thực thi đủ mọi loại hình chiến đấu. Các quốc gia khác đang theo đuổi các phương tiện nhằm ngăn chặn năng lực xâm nhập của Mỹ vào lãnh thổ của họ và Hoa Kỳ cần đặt mục tiêu luôn đi trước các quốc gia trong cuộc cạnh tranh này.

Quân đội Mỹ với “Chiến lược mau lẹ” cho kỷ nguyên mới - ảnh 2
Tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng các tàu khác trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2010.

Thứ tư, Hoa Kỳ nên duy trì các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ được trang bị công nghệ tiên tiến để chống lại lực lượng khủng bố và các tổ chức tội phạm, bảo vệ các công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác. Đặc biệt là Hoa Kỳ nên dựa chủ yếu vào các năng lực tình báo, giám sát và do thám công nghệ cao và các lực lượng đặc nhiệm để tiến hành chống lại các tổ chức khủng bố. Lực lượng này phải luôn sẵn sàng cho 2 tình huống, hoặc là hợp tác với các chính phủ nước ngoài để chống lại các tổ chức khủng bố hoạt động trên lãnh thổ nước đó hoặc đơn phương hành động nếu các tổ chức này trở thành mối đe dọa rõ ràng và hiện hữu đối với nước Mỹ và công dân Mỹ. Các lực lượng đặc nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ các kho vũ khí hủy diệt hàng loạt tại các quốc gia có chính quyền sụp đổ hoặc trong các cuộc nội chiến liên quan đến các tổ chức thù địch với nước Mỹ.

Thứ năm, về mặt ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển, cần phải ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và theo đuổi các năng lực quân sự tiên tiến. Ngoài việc dịch chuyển ngân sách từ các chương trình phát triển tiên tiến sang nghiên cứu cơ bản trong nội bộ vấn đề quốc phòng thì cũng cần có sự phối hợp về nghiên cứu khoa học và công nghệ cơ bản thông qua các chương trình dân sự.  Đặc biệt là cần phải tập trung vào chiến tranh mạng. Cần phải huy động sự giúp đỡ của quân đội nhằm bảo vệ các mạng lưới dân sự then chốt mà không làm tổn hại đến quyền lợi về sự riêng tư cá nhân. Ngoài ra, hệ thống quốc phòng ngăn ngừa các vũ khí sinh học cũng là một vấn đề cần phải được ưu tiên.

Thứ sáu, Hoa Kỳ nên tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo an ninh toàn cầu bằng cách hợp tác với các đồng minh và bè bạn để đảm bảo an ninh cho họ nhưng các quốc gia phải đóng góp một phần cho các chi phí quân sự. Nguy cơ một đồng minh của Mỹ có thể bị đe dọa và dẫn đến một cuộc chiến tranh trên bộ không thể bị loại trừ mặc dù tình huống đó có thể sẽ chỉ xảy ra trong khoảng 20 năm nữa. Xét tới tình huống đó, Hoa Kỳ nên chủ động hợp tác với các đồng minh để xác định lợi ích chung, để đề ra kế hoạch chung nhằm ngăn chặn hoặc nếu cần thiết phải đánh bại kẻ thù tiềm tàng và xác định cụ thể mỗi bên cần đóng góp những gì. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nên làm rõ với các đồng minh rằng họ cần phải góp phần cho chính nền quốc phòng của họ thay vì dựa hoàn toàn vào các năng lực quân sự của Mỹ.

Hoa Kỳ cũng nên cùng lập kế hoạch, huấn luyện và vũ trang cho các đồng minh trong những tình huống khẩn cấp và cung cấp cho họ những năng lực quân sự tối tân như năng lực hạt nhân phòng ngừa, hệ thống tình báo giám sát và do thám (ISR), hỗ trợ về không quân, hải quân và vận tải ngay từ lúc cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để nếu cần thiết sẽ can thiệp trên bộ nhằm bảo vệ các đồng minh bị đe dọa.

Thứ bảy là, Hoa Kỳ nên dần dần thay đổi tư duy điều động “tĩnh” quân đội ra nước ngoài mà thay vào đó nên điều động luân chuyển các lực lượng Mỹ đóng quân tại Mỹ đến các nước khác để tập trận chung với các đồng minh, giúp các quân nhân làm quen với các địa điểm có nguy cơ trở thành bãi chiến trường và để phô trương quyết tâm cũng như năng lực của quân đội Mỹ.

Quân đội Mỹ với “Chiến lược mau lẹ” cho kỷ nguyên mới - ảnh 3
Các binh sĩ Mỹ và binh sĩ Philippines trong một cuộc tập trận chung.

Thứ tám là, Hoa Kỳ nên tránh bị lôi kéo vào các cuộc chiến tranh trên bộ kéo dài. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa quân đội tham gia vào một cuộc chiến kép dài và qui mô lớn, đặc biệt là để phục vụ mục tiêu bình ổn chính quyền các nước hay lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài.

Chín là, Hoa Kỳ nên giảm bớt kho vũ khí hạt  nhân càng sớm càng tốt, tốt nhất là qua con đường kí hiệp ước với Nga và cắt giảm tương ứng các chương trình hiện đại hóa hạt nhân. Hoa Kỳ phát triển năng lực vũ khí hạt nhân là nhằm đối phó với nguy cơ tấn công hạt nhân từ Nga, quốc gia mà trừ Hoa Kỳ ra không nước nào có thể “so sánh” được. Hoa Kỳ có thể cân nhắc đến trường hợp đơn phương cắt giảm và tạm hoãn các chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân tốn kém để phục vụ mục tiêu cắt giảm chi tiêu.

Cuối cùng là, Hoa Kỳ nên tạm hoãn lại kế hoạch điều động thêm hệ thống tên lửa Lục địa Hoa Kỳ (CONUS) cho tới khi các công nghệ liên quan phải thực sự chín muồi và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn nên tiếp tục phát triển các hệ thống tên lửa đánh chặn hợp tác với các đối tác bị các quốc gia thù địch đe dọa. Hiện tại một hệ thống tên lửa hợp nhất đang hoạt động ở khu vực Đông Á nhằm bảo vệ các lực lượng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trước những mối đe dọa từ Triều Tiên. Ngoài ra, Hoa Kỳ và các thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh cũng đang lên kế hoạch thiết lập một hệ thống tên lửa đánh chặn để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Iran.

Theo Ủy ban cố vấn Quốc phòng, 10 nguyên tắc trên đây giúp hình thành chiến lược quốc phòng mới. Tuân theo chiến lược này, quân đội Hoa Kỳ sẽ có thể dùng khả năng tiếp cận toàn cầu của mình để điều động quân đội đến nơi nào và vào lúc lực lượng đó hoạt động hiệu quả nhất và sau đó sẽ quay trở về Mỹ, chuẩn bị cho lần điều động tiếp theo.

LÊ DUNG

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !