Phương Tây đánh giá sai sức mạnh của Quân đội Nga
Xe tăng Amatar trong lễ diễu binh tại Quảng trường Đỏ hôm 9/5 vừa qua. |
Theo bản báo cáo của ECFR, chương trình cải tổ Quân đội Nga được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Tối ưu hóa số lượng quân nhân, hệ thống quản lý và cải tổ cấu trúc quân đội. Giai đoạn 2: Nâng cao khả năng tác chiến trong khuôn khổ hệ thống chỉ huy đã được cải tổ và nâng cao chất lượng chuyên môn cho quân nhân. Giai đoạn 3: Tái vũ trang và hiện đại hóa hệ thống trang bị.
Trong khi đó, “Mỹ và châu Âu chỉ chú trọng nghiên cứu giai đoạn 3 một cách không đầy đủ mà lại bỏ qua những bước tiến thực sự mà phía Nga đã đạt được trong giai đoạn đầu tiên”- báo cáo nhận định.
Báo cáo của ECFR cho thấy Quân đội Nga đã hoạt động theo mô hình kim tự tháp với số lượng chỉ huy có thể ra quyết định được giảm bớt và tăng số lượng sỹ quan trực tiếp chỉ huy binh sỹ. Nhờ nâng cao chất lượng huấn luyện binh sỹ mà số quân nhân được đào tạo chuyên nghiệp cũng đã được nâng lên.
Điều này giúp các quân nhân Nga làm chủ được các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong thời gian ngắn (vì thời hạn tại ngũ của quân nhân diện gọi nhập ngũ khá ngắn), đồng thời nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị tinh nhuệ (lính dù - đổ bộ, lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm).
Do không nghiên cứu kỹ các quá trình cải tổ Quân đội Nga mà các nhà phân tích quân sự phương Tây đã thổi phồng các khó khăn mà Quân đội Nga gặp phải trong quá trình thực hiện giai đoạn 3 của công cuộc cải tổ và không đánh giá được thực chất của quá trình cải tổ này.
“Điều đó phản ánh sự hiểu biết không đầy đủ về bản chất của cuộc cải tổ Quân đội Nga. Công cuộc này không hướng đến thay đổi toàn diện quân đội theo hướng tăng trang bị trong giai đoạn đầu mà nó hướng đến việc nâng cao hiệu quả hành động với các loại kỹ thuật có trong trang bị và nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong tất cả các cấu trúc quân đội”- các chuyên gia ECFR kết luận.
Được biết, công cuộc cải tổ Quân đội Nga được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng thống Nga Putin. Nhiệm vụ đặt ra không chỉ đơn giản là thay thế các trang thiết bị cũ kỹ mà còn phải hiện đại hóa sản xuất, thiết kế các mẫu trang thiết bị vũ khí hiện đại.
Theo đó, tất cả các thành phần trong hệ thống tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga cần phải được đặt trên lãnh thổ Nga để tránh phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Theo giới truyền thông phương Tây, công cuộc cải tổ đã đem lại cho Quân đội Nga sức mạnh đáng kể. Điều này được thể hiện rõ nét trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít trên Quảng trường Đỏ ngày 9/5 vừa qua.Cải tổ đang nâng cao khả năng tác chiến của quân đội Nga |
Truyền thông Đức còn nhận định rằng Nga đã sẵn sàng đối phó và giải quyết bất cứ mối đe dọa nào, lễ duyệt binh chiến thắng còn cho thấy Nga đã lấy lại được vị thế một cường quốc và “quân đội Nga không có đối thủ ở châu Âu”.
Sự vượt trội về sức mạnh của Quân đội Nga so với nhận định của giới phân tích quân sự phương Tây còn được thể hiện rõ nét qua kết quả của chiến dịch không kích IS tại Syria. Chỉ trong một thời gian ngắn, Nga đã khiến IS phải chịu những tổn thất nặng nề, phiến quân IS thậm chí còn phải giả gái để chạy trốn khỏi hàng ngũ nhưng Nga cũng chưa phải gánh chịu thiệt hại nào.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.