Phụ huynh Hà Nội “thở phào” vì dự kiến tháng 11 học sinh có thể quay lại trường

Nghe thông tin học sinh Hà Nội dự kiến đi học trở lại vào tháng 11/2021, các bậc phụ huynh vô cùng phấn khởi vì việc học trực tuyến hiện tại đang gặp nhiều khó khăn.

Chiều 20/9, trao đổi tại hội nghị thông tin báo chí về công tác phòng chống COVID-19, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, hiện Hà Nội đã tiêm được 94,2% mũi 1 với người trên 18 tuổi, nhưng trạng thái thành phố vẫn chưa thể về “bình thường mới”, vì mũi 2 mới đạt tỷ lệ 12%. Trong khi Bộ Y tế quy định, muốn trở về “bình thường mới”, phải trên 70% mũi 1 và trên 20% mũi 2.

Hà Nội sẽ phấn đấu phủ mũi 2 cho toàn dân vào nửa đầu tháng 11. Trên cơ sở đó tính toán cân nhắc để học sinh trở lại trường học.

{keywords}
Hà Nội dự kiến đón học sinh quay lại trường vào tháng 11/2021

Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh vì tính đến thời điểm hiện tại học sinh đã tạm dừng đến trường gần 5 tháng, ngay kể cả việc kết thúc học kỳ và bắt đầu năm học mới cũng bằng hình thức online.

Có hai con bậc tiểu học, những ngày này gia đình chị Phạm Thị Thương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải thay nhau vừa làm việc trực tuyến vừa trông con học.

“Mệt nhất là con trai năm nay lớp 1, ngày nào cũng như “đánh vật” từ sáng đến chiều mà vẫn không đâu vào đâu. Khổ nhất là tí tí con lại kêu “mẹ ơi con bị ra ngoài rồi”. Có những ngày con liên tục bị đẩy ra khỏi lớp học trực tuyến 5 lần nên học hành bập bõm, câu được câu chăng.

Tôi chỉ mong các con sớm được quay trở lại trường, được nghe cô giáo giảng dạy trực tiếp. Thực sự học trực tuyến là giải pháp tình thế nhưng cũng khiến cả học sinh, giáo viên và phụ huynh rất oải”, chị Thương cho hay.

Có con gái lớp 3 học kém tiếng Anh, anh Trần Văn Công (quận Hà Đông) cũng chỉ mong đến tháng 11 để các con được đến trường. “Học trực tuyến thực sự đã làm khó những đứa trẻ không có năng khiếu học tiếng Anh như con tôi.

Tiết học tiếng Anh trực tuyến mà cháu chứ ngồi ngây ra, cô giáo hỏi cũng chẳng biết đường nào mà trả lời, những slide mà giáo viên thiết kế thì chạy quá nhanh, đến độ con chưa kịp ghi nhớ đã chuyển sang phần khác.

Thực ra cũng không thể trách giáo viên vì bình thường con tôi học trực tiếp thì môn tiếng Anh cũng đã rất khó khăn rồi chứ nói gì đến học trực tuyến. Vì thế, nghĩ đến ngày con được trực tiếp đến trường tôi thực sự rất vui mừng”, anh Công cho hay.

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản yêu cầu các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng các điều kiện đón học sinh trở lại trường khi dịch được kiểm soát; đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên nhân viên được tiêm tối thiểu một mũi vắc xin phòng Covid-19.

Đồng thời, các đơn vị phải kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn, có biện pháp khắc phục, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học.

"Tăng cường cảnh báo cho các bậc cha mẹ học sinh về việc phải giám sát, kiểm tra độ an toàn của các trang thiết bị khi cho con em sử dụng và hướng dẫn con em tuân thủ những tiêu chuẩn về kỹ thuật của các thiết bị học trực tuyến", văn bản nêu rõ.

Năm học 2021-2022, Hà Nội có hơn 2,1 triệu học sinh, theo học ở gần 2.800 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, toàn thành phố Hà Nội chuyển sang học trực tuyến ở tất cả các trường học. Sở cũng đã cấp 40.000 tài khoản cho giáo viên để phục vụ dạy học trực tuyến miễn phí, không giới hạn; giới thiệu thêm một số phần mềm dạy học hữu ích để các nhà trường lựa chọn sử dụng cho phù hợp và hiệu quả.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !