Phụ huynh bức xúc vì học sinh bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Phòng GDĐT nói gì?

Trước vụ việc nhiều phụ huynh có con theo học tại Trường Tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) bức xúc khi con phải chuyển sang trường khác để trường... lên chuẩn quốc gia, lãnh đạo Phòng GDĐT quận Hoàng Mai đã lên tiếng.

Hàng trăm phụ huynh làm đơn kiến nghị, xin cho con ở lại khi bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia

Mới đây, nhiều phụ huynh có con theo học tại Trường Tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã tỏ ra vô cùng bất ngờ và bức xúc sau khi nhận được thông báo về việc phân tuyến học sinh năm 2022-2023 để sắp tới nhà trường đủ điều kiện lên chuẩn quốc gia.

Phụ huynh bức xúc khi hàng trăm học sinh bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia? Clip: Gia Khiêm

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Dân Việt, chị Trần Thị L. (32 tuổi) có con theo học tại Trường Tiểu học Hoàng Liệt thuộc diện phải điều chuyển sang Trường Tiểu học Chu Văn An cho biết, bản thân chị và nhiều phụ huynh vô cùng bức xúc bởi trước đó không hề nhận được thông báo trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường. 

Phụ huynh bức xúc vì học sinh bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Phòng GDĐT Hoàng Mai nói gì? - Ảnh 2.

Nhiều phụ huynh đang làm đơn kiến nghị gửi Sở GDĐT TP Hà Nội, UBND Quận Hoàng Mai, Phòng GDĐT quận Hoàng Mai, UBND Phường Hoàng Liệt, ban giám hiệu Trường Tiểu học Hoàng Liệt bày tỏ nguyện vọng dừng điều chuyển học sinh lớp 1- lớp 5 cụm cư dân các toà HH3-A,B,C. Ảnh: Gia Khiêm

"Thông báođiều chuyểnhọc sinh lớp 1- lớp 5 cụm cư dân các toà HH3-A,B,C KĐT Linh Đàm quá gấp gáp. Tâm lý của phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng khi con vào đây là đúng tuyến, bị đẩy đi chỉ có một thông báo ngắn gọn. Chúng tôi đang làm đơn kiến nghị gửi Sở GDĐT TP Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai, Phòng GDĐT quận Hoàng Mai, UBND phường Hoàng Liệt, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Hoàng Liệt bày tỏ nguyện vọng dừng điều chuyển học sinh lớp 1- lớp 5 cụm cư dân các toà HH3-A,B,C", chị L. cho biết. 

Theo chị L., sau khi biết được thông tin nhiều phụ huynh đã liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức buổi gặp gỡ và giải đáp các thắc mắc của tập thể các phụ huynh. Tuy nhiên các câu hỏi nhiều phụ huynh đưa ra chưa được nhà trường trả lời đầy đủ. 

Phụ huynh bức xúc vì học sinh bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Phòng GDĐT Hoàng Mai nói gì? - Ảnh 3.

Chị Trần Thị L. bức xúc khi con cùng hàng trăm học sinh thuộc diện phải phân tuyến để trường lên chuẩn quốc gia. Ảnh: Gia Khiêm

"Chúng tôi đại diện cho hơn 300 con em học sinh từ lớp 1- lớp 5 đang theo học tại trường kiến nghị lên các cơ quan chức năng thu hồi thông báo điều chuyển con em chúng tôi sang Trường Tiểu học Chu Văn An từ Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoàng Liệt và không điều chuyển con em chúng tôi đến học tại trường khác", chị L. bày tỏ mong muốn.

Trao đổi với PV Dân Việt, nhiều phụ huynh cho biết, các học sinh thuộc diện bị điều chuyển đang theo học tại Trường Tiểu học Hoàng Liệt là đúng tuyến hộ khẩu đã được phân từ năm 2019 đến nay.

Phụ huynh bức xúc vì học sinh bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Phòng GDĐT Hoàng Mai nói gì? - Ảnh 4.

Thông báo của Trường Tiểu học Hoàng Liệt về việc phân tuyến học sinh năm 2022-2023 để sắp tới nhà trường đủ điều kiện lên chuẩn quốc gia. Ảnh: Gia Khiêm

"Nhà trường và các cấp lãnh đạo đang đơn phương tự ý điều chuyển con em chúng tôi sang trường khác khi chưa có sự họp bàn, trao đổi, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Trong khi đó trước khi kết thúc năm học, nhà trường vẫn tiến hành cho phụ huynh đăng kí mua sách giáo khoa, đăng kí mua đồng phục của Trường Tiểu học Hoàng Liệt, đăng kí cho học sinh tham gia các câu lạc bộ hè...", vị phụ huynh chia sẻ.

Theo phụ huynh, nhà trường còn lấy lý do Trường Tiểu học Hoàng Liệt thực hiện chủ trương lên trường chuẩn quốc gia nên bắt buộc phải giảm số lượng học sinh hiện có của trường, trong khi đó kế hoạch chuyển các con sang Trường Tiểu học Chu Văn An đến thời điểm này chưa có và Trường Tiểu học Chu Văn An nhiều năm nay vốn đã quá tải khi sĩ số học sinh luôn duy trì từ 55-60 học sinh/một lớp, các học sinh của trường Chu Văn An chỉ được học bốn ngày (8 buổi)/một tuần, và các lớp thay nhau nghỉ luân phiên các ngày trong tuần. 

"Nếu thông báo của nhà trường được thực hiện thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập của các con và ảnh hưởng khủng hoảng tâm lý trầm trọng của học sinh, một điều cấm kị và đi ngược lại với tiêu chí của ngành giáo dục nước nhà. 

Nếu chỉ vì 1 trường lên chuẩn mà đẩy các trường khác phải chịu áp lực trong giảng dạy và học tập do không đủ điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ...), cách xa chuẩn sẽ không nâng cao được chất lượng giáo dục nói chung. Do vậy chúng tôi không đồng ý với cách làm này", một phụ huynh bức xúc.

"Không có áp lực nào từ Phòng GDĐT quận xuống"

Trao đổi với PV Dân Việt, lãnh đạo Phòng GDĐT quận Hoàng Mai cho biết, đã nắm được thông tin nhiều phụ huynh phản ánh. "Việc phân tuyến, phân chia học sinh ra sao do nhà trường họp bàn với UBND phường, không có áp lực nào từ Phòng GDĐT quận xuống. Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia là Nghị quyết của thành phố, giai đoạn 2021-2025 thành phố giao cho các quận, huyện tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia đạt từ 80-85%.

Phụ huynh bức xúc vì học sinh bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Phòng GDĐT Hoàng Mai nói gì? - Ảnh 5.

Trường Tiểu học Hoàng Liệt. Ảnh: Gia Khiêm

Tại quận Hoàng Mai xây dựng chuẩn quốc gia quá khó bởi số lượng học sinh ở các trường đông trong khi theo tiêu chí của Bộ là 35 học sinh/lớp, không quá 30 lớp/trường", lãnh đạo Phòng GDĐT quận Hoàng Mai nhấn mạnh.

  • Hà Nội: Phụ huynh bức xúc vì học sinh bị

    Hà Nội: Phụ huynh bức xúc vì học sinh bị "đẩy" đi nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia?

Vị này cũng thông tin, 3 trường tiểu học trên địa bàn có khoảng hơn 8.000 học sinh, trong đó Trường Tiểu học Chu Văn An đang có khoảng 3.000 học sinh/47 phòng học, Tiểu học Linh Đàm có 37 phòng, Tiểu học Hoàng Liệt có 33 phòng.

"Việc điều chuyển học sinh phải từ trường và phường thống nhất. Phòng GDĐT có đầy đủ biên bản họp của các phường với trường trên địa bàn nhất là phường nào có 2 trường cùng cấp học trở lên phải có họp thống nhất của UBND phường, công an ký xác nhận để thống nhất phân tuyến học sinh. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với nhà trường để làm rõ", lãnh đạo Phòng GDĐT quận Hoàng Mai nói.

Theo danviet.vn

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Đang cập nhật dữ liệu !