Phối hợp tuyên truyền về tín dụng chính sách cho người nghèo

Các chủ trương chính sách về tín dụng xã hội sẽ được đẩy mạnh tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp giữa hai cơ quan.

Lễ ký kết vừa diễn ra tại Hà Nội

Theo nội dung Chương trình ký kết, hai bên sẽ phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền như: Phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Phổ biến quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Tuyên truyền về Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo”… nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tăng cường nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ người nghèo và bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Cùng với đó, sẽ tăng cường tuyên truyền về các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong công tác hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ “Vì người nghèo”; Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức triển khai hỗ trợ người nghèo và hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Ngoài ra, hai bên cũng sẽ phối hợp triển khai các hoạt động giám sát và phản biện xã hội và phối hợp vận động các nguồn lực hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội có một số hoạt động tương đồng trong việc chăm lo cho người nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách xã hội và hệ thống ngân hàng luôn đồng hành cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các chương trình vận động hỗ trợ đồng bào vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai bão lũ, dịch bệnh, hỗ trợ người nghèo…

“Toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội từ Trung ương tới địa phương sẽ nghiên cứu, thực hiện tốt chương trình phối hợp đã ký kết”, ông Chiến khẳng định, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa hai cơ quan, phát huy hơn nữa vai trò của hai bên trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cũng chia sẻ mong muốn, thông qua chương trình phối hợp, hai cơ quan sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác này qua đó đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và phát triển của hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói riêng.

Được biết, thời gian qua, từ nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện hỗ trợ trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn với doanh số cho vay trên 830.087 tỷ đồng. 

Qua tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, giúp nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Qua đó, gần 6,3 triệu hộ gia đình được hỗ trợ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 5,9 triệu lao động được giải quyết việc làm; hơn 3,8 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và đối tượng chính sách khác, hỗ trợ vốn mua/thuê mua hơn 29,7 nghìn căn nhà ở xã hội, gần 2 nghìn doanh nghiệp vay vốn để trả lương cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước qua các năm.

Anh Duy

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !