Phối hợp tiến công chiến lược giữa biệt động với lực lượng tại chỗ

Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Cục, tháng 10-1967, Khu ủy Sài Gòn-Gia Định tổ chức Hội nghị mở rộng đề ra kế hoạch, nhiệm vụ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Mục tiêu chính là đánh chiếm các căn cứ đầu não của địch tại Sài Gòn; phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền; phối hợp với lực lượng của các phân khu, Miền tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân đội và chính quyền Sài Gòn các cấp, giành chính quyền về tay nhân dân. Thời gian được xác định vào đêm 30 rạng sáng 31-1-1968, các lực lượng ở Sài Gòn-Gia Định đồng loạt nổ súng tiến công các mục tiêu ở nội, ngoại thành.

Phối hợp tiến công chiến lược giữa biệt động với lực lượng tại chỗ - ảnh 1

Lực lượng vũ trang Khu Sài Gòn-Gia Định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu

Lực lượng biệt động nhanh chóng đánh vào các mục tiêu đầu não địch. Đội biệt động 11 tiến công Đại sứ quán Mỹ, chiếm tầng 3, diệt nhiều lính Mỹ và quân đội Sài Gòn. Đội biệt động 4 đánh chiếm tầng 1, Phòng Kỹ thuật Đài Phát thanh Sài Gòn, giữ trận địa đến 6 giờ sáng, phá hủy đài, diệt gần 100 tên địch, bắn cháy 2 xe tăng và 1 xe GMC. Đội biệt động 3 đánh chiếm Bộ tư lệnh Hải quân, diệt nhiều tên địch. Đội biệt động 5 đánh chiếm cổng phụ Dinh Độc Lập, diệt 2 xe jeep và nhiều tên địch. Cụm biệt động 6-7-9, gồm 27 tay súng đánh chiếm cổng số 6, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn. Các trận đánh diễn ra vô cùng quyết liệt, địch huy động xe tăng, thiết giáp, máy bay, chất độc hóa học phản kích đánh giải tỏa quyết liệt trong nhiều giờ.

Phối hợp tiến công chiến lược giữa biệt động với lực lượng tại chỗ - ảnh 2

Lính Mỹ bị thương trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của quân của quân và dân Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định

Phối hợp với lực lượng biệt động, các tiểu đoàn vũ trang địa phương của các phân khu đồng loạt tiến công địch. Tiểu đoàn 2 Gò Môn (Phân khu 1) đột nhập vào cổng số 4 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn, chiếm Trường Sinh ngữ và kho đạn, “chia lửa” cho Cụm biệt động 6-7-9 ở cổng số 5 và 6. Hướng Tây Bắc, Tiểu đoàn Quyết Thắng (Phân khu 1) đánh chiếm hai căn cứ Cổ Loa, Phù Đổng, giữ trận địa được hai ngày, sau đó chuyển về khu ngã năm Bình Hòa và ngã ba Cây Thị, sát Tòa thị chính và Bộ chỉ huy Tiểu khu Gia Định, phát động quần chúng nổi dậy và trụ lại chiến đấu nhiều ngày. Hướng Nam, Tiểu đoàn 6 Bình Tân (Phân khu 1) thọc sâu theo trục lộ Trần Quốc Toản (nay là đường 3-2), đánh lướt qua nhiều doanh trại của địch ở các quận 5, 10, 11, đến khu vực Sư Vạn Hạnh, Vườn Lài, cư xá Hỏa Xa... Các tiểu đoàn của Phân khu 3 chia thành hai mũi đánh chiếm các mục tiêu ở quận 7, một phần các quận 6, 8, chiếm cầu số 3, các kho gạo bến Bình Đông, phía bắc cầu Nhị Thiên Đường; mũi thọc sâu tiến công địch ở đường Hậu Giang, Tháp Mười, Dương Công Trừng, chợ Thiếc. Hướng Bắc, Tiểu đoàn 3 Dĩ An (Phân khu 5) đánh chiếm khu vực ngã tư Hàng Xanh-cầu Rạch Sơn; được nhân dân hỗ trợ, bám trụ chiến đấu suốt hai ngày đêm. Tiểu đoàn 4 Thủ Đức (Phân khu 4) đánh chiếm cù lao Bình Quới Tây, trụ lại đánh phản kích nhiều ngày. Hướng Đông Nam, Đoàn đặc công Rừng Sác đánh chiếm đồn Phú Hứa (Nhơn Trạch), Lý Nhơn (Cần Giờ) và 6 ấp chiến lược khác. Đội 5 đột nhập cảng Nhà Bè, đánh chìm tàu Tourist trọng tải 10.000 tấn...

Cùng với các mũi tiến công của các đơn vị tập trung, lực lượng dân quân, du kích tích cực tiến công vào thị trấn, quận lỵ, chi khu, tiêu hao, tiêu diệt bộ binh địch. Ở các vùng ven, vùng sâu, vùng yếu, các khu ấp chiến lược, lực lượng dân quân, du kích tổ chức hàng nghìn cuộc vũ trang tuyên truyền, vận động hàng chục vạn gia đình binh sĩ, làm rã ngũ hàng nghìn bảo an, dân vệ, huy động hàng chục vạn lượt người tham gia phục vụ chiến dịch. Quần chúng nhân dân tích cực tiến công địch, chủ động dẫn đường, tiếp tế, tải thương, nuôi giấu thương binh, treo cờ Mặt trận, làm vật chướng ngại trên đường phố, gọi loa, tuyên truyền làm rã hàng ngũ quân địch.

Tiếp đó, đêm 17-2-1968, các đơn vị của Miền và thành phố pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tư lệnh MACV, Tổng nha Cảnh sát, Đài ra-đa Phú Lâm, phá hủy nhiều máy bay địch. Sang giai đoạn 2 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, từ tháng 5-1968 đến 6-1968, các đơn vị và lực lượng biệt động của Khu Sài Gòn-Gia Định tiếp tục tiến công nhiều mục tiêu quan trọng của địch, giành được những thắng lợi mang ý nghĩa chiến lược.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của miền Nam và cả nước, tạo ra một bước ngoặt của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri. Bài học sử dụng và phát huy lực lượng biệt động với lực lượng tại chỗ của quân và nhân dân Sài Gòn-Gia Định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn nguyên giá trị, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.

Đại tá ĐÀO VĂN ĐỆ

Theo QĐND Online

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !