VFC vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên về bộ phim "Những ngày không quên" phiên bản pha trộn giữa 'Về nhà đi con' và 'Cô gái nhà người ta' khiến cộng đồng mạng háo hức đứng ngồi không yên.
Trailer phim "Những ngày không quên"
Lần đầu tiên trong lịch sử phim truyền hình Việt Nam có một bộ phim mà từ nhân vật tới bối cảnh lại là sự pha trộn giữa hai tác phẩm được yêu thích từng được phát sóng trên VTV là "Về nhà đi con" và "Cô gái nhà người ta".
Những diễn viên trong phim "Những ngày không quên" chính là dàn diễn viên quen thuộc và được yêu mến trong thời gian qua như NSND Hoàng Dũng (vai bố Vũ), NSND Trung Anh (vai Bố Sơn), Thu Quỳnh (vai Huệ), Bảo Thanh (vai Thư), Bảo Hân (vai Dương), Tuấn Tú (vai Quốc), Quốc Trường (vai Vũ), NSND Bùi Bài Bình (bố Khoa), NSƯT Tiến Quang (bố Uyên), Phương Oanh (vai Uyên), Đình Tú (vai Khoa), Việt Bắc (vai Cân), Hương Giang (vai Mận)…
Dàn diễn viên đình đám được triệu tập "khẩn cấp" để quay gấp 50 tập phim với kịch bản được viết thần tốc, lồng ghép các thông điệp phòng chống dịch Covid-19.
Lấy bối cảnh dịch bệnh bùng phát cả ở thành thị (gia đình ông Sơn - Về nhà đi con) và nông thôn (làng Yên - Cô gái nhà người ta), các nhân vật trong phim ra đường đều đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội. Mọi sinh hoạt trong gia đình ông Sơn đều bị ảnh hưởng: Dương bị nghỉ học, Huệ phải đóng cửa quán trà, Quốc dính vào tin đồn không hay, Vũ kẹt ở nước ngoài không về được khiến Thư lo lắng...
Gia đình ông Sơn về quê đúng lúc có thông tin hạn chế di chuyển nên cả nhà ở lại làng Yên để cách ly. Và người nhà ông Sơn chính là gia đình của Khoa trong Cô gái nhà người ta.
Trong diễn tiến tình cảm phức tạp của các mối quan hệ thì những vấn đề nhức nhối của xã hội đều được đề cập: Đổ xô đi tích trữ thực phẩm, găm hàng, tăng giá, tin fake, trốn cách ly… Nhưng quan trọng nhất, "Những ngày không quên" làm nổi lên câu chuyện về tình người, về ý thức trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, về sự đoàn kết và chung tay, câu chuyện về sự tri ân với những lực lượng tuyến đầu.
''Về nhà đi con'' trở lại với phiên bản đặc biệt trong thời điểm toàn xã hội chung tay chống lại dịch Covid. Hãy cùng ở nhà với ''Những ngày không quên".
Ngay khi những hình ảnh đầu tiên phim "Về nhà đi con" phiên bản mùa Covid-19 hé lộ, cộng đồng mạng lại háo hức không ngủ, nhiều người bình luận trên fanpages của VFC: "Phải chiếu đủ 14 ngày thì chúng tôi mới yên tâm ở nhà được"; "Vfc cho ra mắt phim hay để chúng tôi yên tâm ở nhà cày phim mà không thấy nhàm chán";
Một số hình ảnh và thông điệp ý nghĩa được các diễn viên trong phim thể hiện:
Lịch phát sóng "Những ngày không quên" dự kiến dài 50 tập (thời lượng 25phút/tập), sẽ lên sóng VTV1 vào 21h hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6, bắt đầu từ 6/4 tới, tròn 1 năm khi 'Về nhà đi con' lên sóng tập đầu tiên.
Hành trình của Liam trên chiếc xe đạp bắt đầu từ Alaska đến Argentina, qua 14 quốc gia, kéo dài 527 ngày. Trong cuộc phiêu lưu đó cậu nhiều lần bị cướp, phải nằm viện 1 tháng, thậm chí có lúc viết sẵn di chúc.
Trần Cần từng là thủ khoa đại học. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh gia nhập bộ phận công nghệ quảng cáo của Facebook với mức lương 220.000 USD/năm, nhưng tự tử ở tuổi 38 vì áp lực công việc.
Điện thoại phổ thông, còn gọi là “cục gạch” với tính năng nghe gọi cơ bản, có thể đang trở nên lỗi mốt trên toàn cầu, nhưng tại Mỹ lại là một câu chuyện khác.
Trong khi những bộ phim chiếu rạp phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Hội đồng duyệt phim quốc gia và dán nhãn chi tiết thì những bộ phim chiếu mạng dường như bị thả nổi.
Theo các chuyên gia, kỹ năng số, năng lực số, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ là những kỹ năng sống còn mà người trẻ cần có trong thời đại công nghệ số.
Một trường THCS tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá với kinh phí 400.000 đồng/em. Thông tin gây chú ý lại là mỗi học sinh đi, giáo viên chủ nhiệm sẽ được 10.000 đồng từ công ty du lịch.
Khoảng 1.000 cuốn sách vừa được trao tặng sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc tại Trường THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) và Trường THCS & THPT Tùng Bá (huyện Vị Xuyên).
Thời gian qua, liên tiếp nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện ở các thành phố lớn, nhắm vào đối phụ huynh, học sinh như: “con cấp cứu ở bệnh viện”, “ba con bị tai nạn”, “học sinh nợ tiền mua hàng”…