Philippines bất ngờ 'bẻ lái' trở lại thân thiết với Mỹ

Tổng thống Philippines bất ngờ "bẻ lái" khi rút lại tuyên bố tạm dừng thi hành VFA, một hiệp ước lâu đời ký kết với Mỹ. 

Theo Reuters, hôm 2/6, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin cho hay, Tổng thống Rodrigo Duterte đã hủy bỏ quyết định tạm dừng thi hành Hiệp ước các lực lượng ghé thăm (VFA) với Mỹ, do những diễn biến gần đây liên quan tới chính trị và các vấn đề khác trong khu vực. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định quyết định bất ngờ của Tổng thống Duterte có liên quan tới căng thẳng ở Biển Đông và đại dịch Covid-19.

Sau khi Philippines thông báo hủy tạm dừng thi hành VFA, đại sứ quán Mỹ ở Manila đã lên tiếng hoan nghênh và nhấn mạnh, “mối quan hệ đồng minh lâu đời của chúng tôi có lợi cho cả hai nước và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục mối quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng với Philippines”.

{keywords}
Quân đội Mỹ - Philippines tham gia một cuộc tập trận chung. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ)

Trong tuyên bố, Bộ trưởng Locsin cho biết việc Philippines quay trở lại thi hành VFA  liên quan tới “những diễn biến chính trị và các vấn đề khác trong khu vực”. Nhưng ông Locsin không nói rõ đây là những vấn đề gì.

Hiệp ước VFA được ký kết năm 1998 cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ hoạt động luân phiên tại Philippines để thực hiện cứu trợ cứu nạn và tiến hành tập trận chung. Hàng năm, quân đội Mỹ - Philippines tổ chức hàng chục đợt diễn tập chung.

Tuy nhiên, hôm 11/2, Tổng thống Duterte chính thức cho hay ông đã ra thông báo dừng thi hành VFA từng ký kết với Mỹ. Quyết định này được đưa ra sau khi Washington từ chối cấp visa cho Thượng nghị sĩ Ronald Fela Rosa, một cựu quan chức cảnh sát cấp cao và giữ vai trò quan trọng chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Duterte.

Chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Duterte đã gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề nhân quyền khi nhà lãnh đạo Philippines cho phép chính quyền và người dân địa phương nổ súng tiêu diệt những kẻ buôn bán ma túy ngay lập tức mà không cần qua xét xử.

Đáp lại, vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gọi quyết định này là “đáng tiếc”, trong bối cảnh Washington và các quốc gia đồng minh đang gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ "các quy định quốc tế” ở khu vực châu Á.

Theo quy định trong VFA, việc rút khỏi hiệp ước sẽ chính thức có hiệu lực trong 180 ngày sau khi thông báo chấm dứt được gửi cho phía còn lại.

Đây được xem động thái mạnh tay nhất của ông Duterte trong việc đưa Philippines thoát khỏi tầm ảnh hưởng lâu nay của Mỹ cả về mặt chính trị, quân sự và huấn luyện quân đội.

Vào thời điểm, ông Duterte tuyên bố xóa bỏ VFA để xích lại gần Trung Quốc thay vì duy trì quan hệ với đồng minh lâu đời là Mỹ, nhiều ý kiến chỉ trích đã cáo buộc nhà lãnh đạo Philippines đánh đổi cả chủ quyền để theo đuổi các khoản đầu tư quy mô lớn nhưng chỉ là “hữu danh vô thực”.

Trong khi đó, VFA tạo khuôn khổ pháp lý cho quân đội Mỹ có thể hoạt động luân chuyển trong lãnh thổ Philippines. Do đó, nếu không có VFA, các hiệp ước quốc phòng song phương khác giữa Mỹ - Philippines không thể thực hiện được. Một số thượng nghị sĩ Philippines đã nhanh chóng có động thái ngăn cản quyết định của Tổng thống khi cho rằng, ông Duterte không có quyền đơn phương xóa bỏ các hiệp ước quốc tế.

Ngoài ra, những người ủng hộ việc duy trì VFA nhấn mạnh hiệp ước này sẽ giúp ngăn chặn Trung Quốc bành trướng cũng như mở rộng quân sự hóa trên Biển Đông. Và khoản viện trợ quốc phòng của Mỹ trị giá 1,3 tỉ USD kể từ năm 1998 là vô cùng cần thiết để thúc đẩy năng lực cho quân đội Philippines.

Nhiều chuyên gia cho rằng, quyết định từ bỏ VFA của Tổng thống Duterte sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn, giữa lúc Trung Quốc không ngừng hiện thực hóa tham vọng bành trướng.

Hoãn từ bỏ VFA vì Biển Đông?

Theo hai chuyên gia phân tích động thái bất ngờ của Tổng thống Duterte liên quan tới những căng thẳng gần đây trên Biển Đông và dịch Covid-19.

Cụ thể, theo chuyên gia luật hàng hải Jay Batongbacal, “cú bẻ lái” của Tổng thống Philippines “có thể bị ảnh hưởng từ những động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông chống lại Malaysia và Indonesia".

Ông Batongbacal chia sẻ với Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) rằng, quân đội Philippines gần đây đang trong tình trạng dễ bị tổn thương do thiếu lực lượng tàu chiến có thể tiến hành hoạt động tuần tra và hậu cần.

“Hai chiến hạm lớn nhất của Philippines hiện vẫn ở Ấn Độ, trong khi các vũ khí khác đang phục vụ công tác vận tải trên không hoặc trên biển chuyên chở thiết bị y tế và hàng cứu trợ”, ông Batongbacal nói.

Cũng theo ông Batongbacal, việc quay trở lại thi hành VFA là “một động thái đáng hoan nghênh” để Mỹ - Philippines có thể tiếp tục quan hệ hợp tác quân sự liên quan tới nhiều vấn đề như HADR (tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ nhân đạo) trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

“Tuyên bố nhắc tới ‘những diễn biến chính trị và các vấn đề khác trong khu vực’ chắc chắc có liên quan tới dịch bệnh và cả những vấn đề mà hai bên không thể công khai. Do đó, nếu VFA bị tạm dừng thi hành, Mỹ - Philippines sẽ không thể phối hợp hành động trong nhiều lĩnh vực như HADR”, ông Batongbacal nói thêm.

Còn theo ông Greg Poling, Giám đốc Viện Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Hàng hải ở Washington, việc hủy bỏ VFA “là chuyện bất thường”.

“Hiện giờ Trung Quốc đang tăng cường hành động hung hăng giữa lúc dịch Covid-19 buộc những cuộc họp cấp cao nhất giữa giới chức Mỹ - Philippines phải hủy bỏ. Rõ ràng, ai đó đã thuyết phục Tổng thống Duterte rằng vì lý do gì đi nữa, họ vẫn cần có thêm thời gian”, ông Poling cho hay.

Đài Loan sẽ đưa tàu tuần tra 'khủng' ra Biển Đông

Đài Loan sẽ đưa tàu tuần tra 'khủng' ra Biển Đông

Đài Loan sẽ đưa tàu tuần tra hạng nặng 4,000 tấn CG-160 đầu tiên vào biên chế của lực lượng hải cảnh vào đầu năm tới và hoạt động trên Biển Đông.  

Minh Thu (lược dịch)

Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc bất ngờ từ chức

Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han bất ngờ xin từ chức trước chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Yoon Suk Yeol tới Mỹ.

Cháy phà chở khách ở Philippines, 10 người thiệt mạng

10 người đã thiệt mạng khi một chiếc phà chở hơn 200 khách bốc cháy ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Basilan, miền nam Philippines.

Tình cảnh thương tâm của cặp vợ chồng ăn nhầm cá nóc có độc

Người chồng mua nhầm cá nóc chứa độc tố mà không hề hay biết dẫn tới việc cụ bà Lim Siew Guan (83 tuổi) người Malaysia ăn phải và qua đời.

Hồ sơ giải mật hé lộ yêu cầu đặc biệt của Nữ hoàng Anh khi thăm Đức

“Hãy chuẩn bị 2 con ngựa phù hợp với một nữ hoàng!”. Đó là yêu cầu về quà tặng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức năm 1978, theo tuần báo Der Spiegel.

Chưa kịp đổi đời đã đối mặt án tù 10 năm vì ăn cắp 12.000 tờ vé số

Ôm hy vọng làm giàu nhanh chóng, người đàn ông đã ăn trộm gần 12.000 vé xổ số, nhưng kết cục lại phải đối mặt với án tù 10 năm.

Số phận những hậu duệ ít ỏi cuối cùng của Adolf Hitler

Gia tộc của trùm phát xít Adolf Hitler chỉ có 5 hậu duệ còn sống và theo một số nguồn tin những thành viên còn lại này đã quyết tâm không bao giờ sinh sản, đặt dấu chấm hết cho huyết thống Hitler.

Giáo hoàng Francis phải nhập viện

Theo thông cáo từ Vatican, Giáo hoàng Francis đã bị nhiễm trùng đường hô hấp và sẽ phải nằm viện trong vài ngày để điều trị.

Vua Charles III của Anh lần đầu công du nước ngoài

Đức trở thành điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Vua Charles III, sau khi ông phải hoãn chuyến thăm Pháp vì biểu tình.

Tìm thấy khối vàng cực lớn bằng thiết bị dò kim loại nghiệp dư

Hơn 170 năm kể từ khi cơn sốt tìm vàng ở Australia kết thúc, một người đàn ông đã đào được một khối vàng tự nhiên nặng 4,6kg, trị giá 240.000 AUD tại mỏ vàng ở Victoria.

Trung Quốc dọa trả đũa nếu Chủ tịch Hạ viện Mỹ gặp lãnh đạo Đài Loan

Trung Quốc ngày 29/3 đe dọa sẽ trả đũa nếu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trong tuần này và kêu gọi Mỹ không cho phép bà quá cảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !