Phát triển thương mại miền núi, hải đảo: Đồng bào dân tộc thiểu số hưởng lợi

Nhờ chương trình phát triển thương mại miền núi và hải đảo, bộ mặt thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa – nơi có nhiều bà con dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống đã thay đổi nhiều.

Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất

Theo Bộ Công Thương, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020 đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Chương trình không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mà thông qua tổ chức các Hội nghị, hội thảo còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững. Nhiều đặc sản vùng, miền như xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sapa, rượu sim Phú Quốc … đã mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, chương trình đã xây dựng được Cơ sở dữ liệu sản phẩm - ngành hàng có lợi thế tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và 35 bộ cẩm nang hồ sơ các mặt hàng có lợi thế cho 35 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; đào tạo nguồn nhân lực cho hơn 4.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương hoạt động kinh doanh tại thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; rà soát phát triển và quản lý chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo từ đó nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách đối với quản lý, phát triển chợ, xây dựng các đề án kết nối, phát triển hạ tầng thương mại biên giới…

{keywords}
Ảnh minh họa.

Tại Bắc Kạn – một tỉnh có nhiều đồng bào DTTS sinh sống đã chú trọng triển khai thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi. Trong đó, tỉnh lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của địa phương. Đặc biệt, tỉnh Bắc Kạn khuyến khích phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, có tiềm năng của địa phương để đưa vào các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và xuất khẩu. Hiện Bắc Kạn có nhiều sản phẩm hình thành được thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Chỉ dẫn địa lý “Quýt Bắc Kạn”; Nhãn hiệu tập thể “Gạo Nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”, “Chè Shan tuyết Bằng Phúc”, “Miến dong Bắc Kạn ”...

Hay như tại Đắk Lắk – một tỉnh miền núi gồm 49 dân tộc anh em sinh sống, các dân tộc thiểu số chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh; tỉnh có 13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, 184 xã phường, thị trấn; vùng nông thôn có 152 xã chiếm 97,6% diện tích toàn tỉnh. Vì thế, Đắk Lắk xác định phát triển thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Tỉnh đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chợ, gắn kích thích phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đến nay, số chợ được xây dựng kiên cố chiếm 65,7%, ngày càng phục vụ tốt hơn cho tiêu dùng và sản xuất, có 19 chợ do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý, chiếm 12,8% tổng số chợ trên địa bàn tỉnh.

Hướng tới thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền

Phát huy những kết quả đạt được của chương trình trong giai đoạn 2015 – 2020, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1162/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng 9%-11% hằng năm trong giai đoạn 2021-2025; phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

Phát triển sản phẩm, hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng tham gia hệ thống phân phối trong và ngoài nước; khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mỗi năm tăng trung bình 8-10% trong giai đoạn 2021-2025; xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Một trong những nội dung của Chương trình là xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế. Cụ thể, xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Bên cạnh đó, xây dựng mô hình điểm bán các mặt hàng đặc sản, đặc trưng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; xây dựng và tổ chức mô hình phân phối chủ lực để kết nối cung và cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, phát triển phân phối vừa và nhỏ phù hợp thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Nội dung khác của chương trình là các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương như: Tổ chức các hoạt động phân phối hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua kênh phân phối trên thị trường cả nước.

Có thể nói, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 là rất cần thiết, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với những địa bàn khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Tiến Quang

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !