Phát huy hiệu quả tuyên truyền trật tự an toàn giao thông qua loa phát thanh

Hệ thống 77 loa phát thanh đặt tại các nút giao thông trọng điểm đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, an ninh trật tự và phòng, chống dịch trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Theo Cục CSGT Bộ Công an, hiện nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng có tổng cộng 77 loa phát thanh đặt tại các nút giao thông trọng điểm. Nội dung trên loa phát thanh thường tuyên truyền về an toàn giao thông, an ninh trật tự... Trong thời gian dịch bệnh, loa phát thanh giao thông tập trung cập nhật, phổ biến công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố, dựa trên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh, Ủy ban nhân dân thành phố và khuyến cáo của Bộ Y tế. Người dân yên tâm hơn về độ chính xác, trọng tâm của nguồn thông tin so sánh với các kênh truyền thông qua mạng xã hội khác.

Ngay từ ngày đầu tiên “khởi động” tuyên truyền, loa phát thanh giao thông đã nhận được nhiều sự hưởng ứng tích cực của người dân thành phố.

{keywords}
Phát huy hiệu quả tuyên truyền trật tự an toàn giao thông qua loa phát thanh ở TP Đà Nẵng. (Ảnh: Cục CSGT)

Loa giao thông không chỉ đơn giản là kênh thông tin và hướng dẫn mà còn đóng vai trò như cầu nối giữa chính quyền và người dân, phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và điện thoại thông minh thịnh hành như hiện nay, tuyên truyền qua loa phát thanh là một phương thức cũ nhưng không kém phần hiệu quả và quan trọng, nhắc nhở người dân từng ngày từng giờ về những rủi ro tiềm ẩn của dịch bệnh quanh ta, đòi hỏi nâng cao cảnh giác và chung sức chung lòng cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.

Thay vì tuyên truyền tập trung tại nhà văn hóa cộng đồng, đến từng khu dân cư, từng ngõ xóm, từng hộ gia đình để truyền thông về các hoạt động sự kiện lớn sắp diễn ra như trước đây mà nay không còn phù hợp trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, loa phát thanh giao thông không chỉ đảm bảo tuyên truyền an toàn, hiệu quả mà còn nhanh chóng, dễ dàng và mang tính tiếp cận cao như câu “Đến tận cơ sở, đến từng người dân”.

Trước đó, UBND TP Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 15/6/2021 về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an” trên địa bàn thành phố đến năm 2025, với nhiều giải pháp như tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận và đoàn thể, tạo cơ chế phối hợp liên ngành đồng bộ; đẩy mạnh, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức; vận động các tổ chức và người dân trên địa bàn tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện.

Kế hoạch đặt mục tiêu nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, làm giảm mạnh các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông (ATGT) như lạng lách, đánh võng, đi sai làn đường, vượt quá tốc độ cho phép, quá tải, không chấp hành đèn tín hiệu giao thông... Phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; phát triển vận tải khách công cộng gắn với kiểm soát, tiến tới giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân theo lộ trình. Hằng năm, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố từ 5% trở lên trên cả 3 tiêu chí, về số vụ, số người chết, số người bị thương, so với năm liền kề trước đó. Phấn đấu hạn chế thấp nhất việc để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các cấp, sở, ngành, cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT, xây dựng văn hóa giao thông đến từng đối tượng tham gia giao thông; biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán lên án, xử lý nghiêm các hành vi cố ý vi phạm, coi thường pháp luật về trật tự ATGT.

Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT. Hướng dẫn thực hiện kịp thời, hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành giao thông. Trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, có chế độ, chính sách phù hợp với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT.

Mặt khác, tập trung các nguồn lực xây dựng, phát triển đồng bộ và có trọng điểm kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông. Tăng cường công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Tập trung lực lượng triển khai tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, xử lý vi phạm về trật tự ATGT đường bộ, đường thủy nội địa; xử lý theo chuyên đề các hành vi có nguy cơ gây tai nạn giao thông; điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

PV

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !