Phát hiện dấu hiệu nước ở thiên hà xa nhất từ trước đến nay
Các nhà khoa học tìm thấy dấu hiệu nước ở thiên hà cách Trái Đất khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng, đây là nơi xa nhất từ trước đến nay phát hiện thấy nước.
Hệ thống ALMA gồm 66 kính viễn vọng đặt ở Chile |
Những phát hiện về nước luôn gây chú ý vì dấu hiện mở ra con đường tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Mới đây, các nhà khoa học khẳng định tìm thấy dấu hiệu nước ở một thiên hà cách Trái Đất khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng.
Một số phân tử nước tìm thấy trong SPT0311-58, thiên hà khổng lồ có niên đại khi vũ trụ chỉ mới 780 triệu năm tuổi.
Các nhà thiên văn học làm việc tại Đại học Illinois tại Urbana-Champaign sử dụng ALMA ở Chile đã tìm thấy bằng chứng về phân tử nước được tạo thành từ các nguyên tử hydro, oxy, trong thiên hà cổ đại.
ALMA gồm 66 kính viễn vọng vô tuyến nằm sâu trong sa mạc Atacama ở phía bắc Chile, một trong những nơi khô hạn nhất trên Trái Đất.
Ở độ cao gần 5.000 mét bằng một nửa độ cao bay của máy bay phản lực jumbo, khi xây dựng các công nhân phải mang theo bình dưỡng khí suốt thời gian làm việc để hoàn thành công trình.
ALMA hiện là kính thiên văn trên mặt đất mạnh nhất thế giới, kính ở vị trí cao nhất và chi phí xây dựng đắt đỏ nhất, ước tính gần 1,2 tỷ USD để hoàn thành.
Phát hiện mới liên quan đến một số nghiên cứu chi tiết và phức tạp nhất về phân tử khí trong vũ trụ sơ khai. Việc tìm thấy bằng chứng về các phân tử nước giúp nhóm nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc hơn về tốc độ thay đổi của vũ trụ.
Khu vục các phân tử nước tìm thấy trên SPT0311-58, tạo thành từ hai thiên hà mà nhà khoa học ALMA nhìn thấy lần đầu tiên vào năm 2017.
Sreevani Jarugula, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Bằng việc sử dụng quan sát ALMA có độ phân giải cao, chúng tôi đã phát hiện ra nước và phân tử carbon monoxide trong hai thiên hà lớn hơn. Đặc biệt, oxy và carbon là những nguyên tố thế hệ thứ nhất, ở dạng phân tử của carbon monoxide và nước. Chúng rất quan trọng đối với sự sống".
SPT0311-58 hiện là thiên hà lớn nhất được biết đến từ khi vũ trụ mới hình thành, có nhiều bụi và khí hơn các thiên hà sơ khai khác. "Điều này mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội tiềm năng để quan sát các phân tử phong phú và hiểu rõ hơn về cách các yếu tố tạo ra sự sống tác động đến sự phát triển của vũ trụ sơ khai", Sreevani Jarugula cho biết.
Theo Jarugula, còn rất nhiều điều để tìm hiểu về SPT0311-58 và các thiên hà của vũ trụ sơ khai. Joe Pesce, nhà vật lý thiên văn và Giám đốc chương trình ALMA tại Quỹ khoa học quốc gia cho biết: "Kết quả thú vị này cho thấy sức mạnh của ALMA, bổ sung vào bộ sưu tập ngày càng tăng về việc quan sát vũ trụ sơ khai".
Cuộc truy tìm kho báu lớn nhất thế giới sắp có lời giải?
Nhóm thợ săn kho báu ở Phần Lan cho biết họ đang trên đường tìm kiếm 'kho báu lớn nhất thế giới'
Hoàng Dung (lược dịch)