Phải thắt chặt chi tiêu, Hải quân Mỹ vẫn mạnh nhất thế giới
Tất cả những ý kiến bình luận của độc giả trên internet đều cho rằng, sao ông Romney lại ngớ ngẩn đến mức không hiểu rằng hải quân của năm 2012 có thể dễ dàng đánh chìm lực lượng hải quân của Mỹ vào năm 1917. Họ cho rằng, rõ ràng là ông Romney không hiểu, hải quân Mỹ ngày nay đã mạnh hơn rất nhiều.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ |
Có thể số lượng tàu hải quân của Mỹ gần đây có bị thu hẹp nhất trong lịch sử, nhưng chiếc tàu nào giờ cũng hiệu quả hơn, không chỉ so với những chiếc tàu hoạt động vào năm 1917 đã được nằm trong bảo tàng, mà ngay cả với những chiếc mà nó vừa thay thế.
Hơn thế nữa, các độc giả phân tích, không có một lực lượng hải quân nước ngoài nào có thể so sánh với hải quân Mỹ: "chúng ta có nhiều tàu sân bay và máy bay chiến đấu dùng cho loại tàu này hơn toàn bộ các nước còn lại trên thế giới cộng lại; chúng ta có thể cung cấp nhiều vũ khí được dẫn đường chính xác hơn so với lực lượng hải quân Mỹ trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc năm 1991, và hơn 8.000 bệ phóng tên lửa được bố trí trên các hạm đội có thể khiến hỏa lực tên lửa của Mỹ mạnh hơn rất nhiều so với tất cả các nước khác trên thế giới”.
Có thể ý kiến của ông Romney về lực lượng hải quân Mỹ là “ít nhất kể từ năm 1917” được tổng hợp từ những dữ liệu của các báo cáo, chúng có thể chính xác về mặt kỹ thuật, nhưng là không thể thích hợp, nếu không muốn nói là lệch lạc về sự đe dọa trên biển mà hải quân Mỹ đang đối mặt không phải đến từ Hạm đội Biển Khơi của Đức.
Những mối đe dọa mà lực lượng hải quân Mỹ phải đối mặt là những kẻ thù mà nước Mỹ đã biết và chưa biết, những người đã học tập từ người Mỹ và đang phát triển để đánh bại nước Mỹ.
Bài báo cho hay, “đối với những đe dọa thực sự, chúng ta cần phải có vẻ ngoài ghê gớm hơn, thậm chí là khủng khiếp hơn so những gì chúng ta đã thể hiện vào năm 1917. Nếu chúng ta tiến hành công việc như thường lệ, thì mối đe dọa đối với chúng ta sẽ lớn hơn nhiều".
Thu hẹp các con số
Việc thu hẹp hải quân từ 284 tàu chiến hiện nay xuống còn 250 tàu rất có thể sẽ xảy ra.
Cần nhớ rằng, kể từ năm 2001, ngân sách cho hải quân Mỹ (không bao gồm các khoản bổ sung cho các cuộc chiến tại I-rắc, tại Afghanistan và những nơi khác) đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, quy mô của các chiến hạm đã bị thu hẹp kể từ năm 2001.
Theo Cơ quan nghiên cứu Quốc hội, trong nhiệm kì của cựu Tổng thống George W. Bush (2001-2008), đội tàu đã giảm 11% (từ 316 tàu xuống còn 282 tàu) trong khi ngân sách cho Hải quân tăng lên 51 %. Khi ngân sách cho hải quân tiếp tục gia tăng, ông Obama đã quyết định bổ sung thêm hai tàu nữa cho lực lượng hải quân từ năm 2008. Mức tăng chi phí cho một tàu lớn hơn nhiều so với mức tăng ngân sách, điều đó có nghĩa là dù ít tàu hơn nhưng đầu tư cho chúng lại nhiều hơn.
Các phân tích gần đây của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office -CBO) cho thấy, triển vọng phát triển trong tương lai của Hải quân Mỹ khá mờ nhạt. CBO ước tính rằng, để thực hiện kế hoạch 30 năm đóng tàu hiện nay của hải quân (để tăng hạm đội từ con số 284 lên 310, thậm chí là 316 tàu), mức chi tiêu trung bình hàng năm là 22 tỉ USD chứ không chỉ là 17 tỉ USD như Hải quân dự đoán. Tuy vậy, mức chi phí cực thấp trong ngân sách hải quân năm 2013 để đóng thêm tàu cũng đã trên 11 tỉ USD, hoặc là mức trung bình 12 tỉ USD cho năm năm tới.
Hải quân cũng tìm cách gia tăng phần chi phí khác trong ngân sách của mình, như việc mua chiến đấu cơ F-35C (mức chi phí lớn hơn nhiều lần so với việc trang bị chiến đấu cơ F-18 hiện có). Khi ngân sách của Lầu Năm Góc nói chung và của hải quân nói riêng bị thu hẹp trong tương lai không xa, sẽ không có khoản nào dành cho việc mở rộng lực lượng hải quân.
Trong tháng 10, Đô đốc Mark Ferguson, Phó chỉ huy trưởng lực lượng hải quân Mỹ chứng nhận việc cắt giảm lực lượng hải quân là điều không thể tránh khỏi. Ông ước tính, Đạo luật Kiểm soát ngân sách sẽ hạn chế các mức ngân sách. Ông đưa ra ví dụ, sẽ thực hiện mức chi tiêu dưới 9%, và số lượng tàu chiến Mỹ sẽ chỉ còn duy trì ở mức 230-235 tàu. Có thể các cuộc thảo luận về ngân sách hiện tại của Obama với lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Capitol Hill có thể sẽ kết thúc bằng việc ngân sách cho Lầu Năm Góc sẽ không thấp đi, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng mức độ chi tiêu trong dài hạn rất có thể sẽ thấp đi. Dù ở phương án nào, thì mức chi tiêu cần thiết cho kế hoạch đóng tàu của hải quân cũng khó mà thực hiện được.
Không phải là không có khả năng xảy ra
CBO cho biết, về lâu dài, sẽ duy trì đội tàu ở mức 170-270 tàu, tùy thuộc vào loại tàu mà hải quân muốn mua. Xem xét việc hải quân luôn ưu tiên mua các loại tàu cao cấp, thì mức chi phí cho đội tàu sẽ lớn hơn nhiều khoản dự tính của CBO
Ví dụ, CBO ước tính, tàu sân bay thế hệ mới CVN-78 sẽ tiêu tốn 14,2 tỉ USD chứ không phải là 13,1 tỉ USD; CBO dự tính, dự án "Flight III" DDG-51 sẽ tiêu tốn 2,4 tỉ USD chứ không phải là 2,2 tỉ USD, các nghiên cứu mới đây cho thấy, mức chi 1,2 tỉ USD là quá thấp. Ngoài ra, CBO ước tính các chiến hạm LCS hiện sẽ tiêu tốn770-800 triệu USD, và trung bình mỗi tàu là 500 triệu USD trong toàn bộ chương trình, trong khi đó theo các dự án Hải quân, chi phí cho mỗi tàu là 440 triệu USD.
Lượng tàu cần đóng mới trong năm 2013 của hải quân Mỹ thấp hơn trong năm 2012, như vậy thì tổng chi phí thấp đi nhưng giá thành của một tàu lại cao lên.
Khi làm như vậy, họ cũng giảm 24 tàu hậu cần, những tàu được bổ sung sau này. CBO đã đúng khi nói rằng ước tính của riêng của họ có thể quá thấp.
Tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới USS Enterprise của hải quân Mỹ đã chính thức "về hưu" |
Bên cạnh đó, hải quân Mỹ lại cho rằng, tuổi thọ của các tàu, như tàu khu trục, là 40 năm chứ không phải là 30 năm. Nhưng gần đây, nhiều tàu đã được “nghỉ hưu” khi chưa phục vụ được 30 năm.
Và cuối cùng, để thực hiện việc tăng cường hạm đội, kế hoạch tức thì của hải quân là cắt giảm lượng tàu đóng mới hàng năm: kế hoạch đặt ra là mỗi năm đóng mới thêm 9 tàu, nhưng hải quân đã giảm đi chỉ còn 7 tàu cho năm 2014 và 8 tàu cho năm 2015.
Nói một cách đơn giản, việc đánh giá thấp chi phí của mình, dự đoán phi thực tế về khoản tiền sẽ nhận, việc quảng bá kế hoạch đóng tàu của hải quân Mỹ đều chứng minh, số lượng của hạm đội sẽ giảm đi ngay cả khi khoản tiền tài trợ tăng lên.
Quy mô chính xác của hạm đội hải quân Mỹ trong tương lai khá mờ mịt, nhưng mong đợi nó giữ nguyên quy mô hiện tại là điều không tưởng. Nếu hải quân Mỹ vẫn còn rối loạn trong kế hoạch đóng tàu của mình, thì việc thu hẹp quy mô sẽ còn trầm trọng hơn. CBO cho rằng, số lượng tàu chiến Mỹ có thể sẽ có xu hướng giảm đi (chỉ còn khoảng 170 tàu).
Trong trường hợp lượng tiền rót vào lĩnh vực này ít đi, các xu hướng tiêu cực sẽ tăng nhanh.