Pakistan sản xuất tên lửa hạt nhân tầm ngắn "chống Ấn Độ"

Trong lúc cả thế giới đang tập trung vào việc ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở vùng Trung Đông, sự cạnh tranh hạt nhân giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan đang ngày một tăng lên.

Tướng Khalid Kidwai, một cố vấn cấp cao của chính phủ Pakistan cho biết Pakistan cần phải có nhiều vũ khí hạt nhân chiến lược tầm ngắn để chống lại đại kình địch Ấn Độ.

Ông Kidwai nói rằng “việc có vũ khí chiến lược sẽ giúp khả năng xảy ra chiến tranh giảm đi” trong một hội nghị về an ninh hạt nhân được tổ chức bởi Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế tại Washington. Ông Kidwai đã giám sát các chương trình hạt nhân và tên lửa của Pakistan trong suốt 15 năm qua.

Việc phát triển vũ khí chiến lược của Pakistan gồm có tên lửa Nasr, có tầm xa khoảng 60km. Pakistan lo ngại rằng “quân đội Ấn Độ có quy mô lớn hơn vẫn có thể tiến hành một cuộc chiến tranh thông thường và tin rằng Pakistan sẽ không mạo hiểm phản pháo bằng các loại vũ khí hạt nhân hạng nặng”.

Pakistan sản xuất tên lửa hạt nhân tầm ngắn

Cuộc chạy đua vũ trang giữa Ấn Độ và Pakistan đang nóng dần lên.

Pakistan đặc biệt hướng đến vô hiệu hóa học thuyết “Cold Start” của Ấn Độ, nói về một cuộc tiến công tổng lực với độ cơ động cao vào Pakistan để có thể chiếm được những kho vũ khí quan trọng trước khi tên lửa hạt nhân được phóng đi.

Không như Ấn Độ, vốn không hề muốn dùng vũ khí hạt nhân trước tiên, Pakistan đã liên tục nói rằng họ sẽ đáp trả bằng vũ khí này nếu họ bị mất nhiều phần lãnh thổ. Các loại vũ khí chiến lược do đó sẽ vô hiệu hóa quân bộ của Ấn Độ trên chiến trường, ngay cả khi chiến sự diễn ra ở Pakistan và sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng điều phối của Ấn Độ.

Ấn Độ đã chỉ trích lập trường của Pakistan về các loại vũ khí hạt nhân tầm ngắn. Ông Rakesh Sood, cựu đặc phái viên đặc biệt của Ấn Độ, cho biết “việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược luôn gây ra sự mất ổn định đối với bất kỳ nước nào” và Ấn Độ không có ý định làm vậy. Ông nói rằng học thuyết vũ khí hạt nhân của Pakistan “có nhiều điểm mập mờ” và làm căng thẳng giữa hai nước ngày càng xấu đi.

Mặc dù quan điểm của Kidwai là vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ giảm khả năng gây ra chiến tranh, ông Peter Lavoy, cựu quan chức quốc phòng Mỹ đặt câu hỏi, “liệu rằng sự kết hợp giữa quân chính quy và vũ khí hạt nhân trên chiến trường có thể làm tăng nguy cơ bắt đầu chiến tranh hạt nhân hay không”.

Phát biểu của Kidwai cũng đúng vào thời điểm Pakistan đang gấp rút đẩy mạnh các chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Các chương trình này là nguyên nhân chính gây ra nỗi lo cho toàn thế giới rằng các loại vũ khí này có thể rơi vào tay những kẻ không mong muốn.

Tuy nhiên, Kidwai đã bác bỏ ý kiến trên và khẳng định an ninh của các chương trình này vẫn được đảm bảo. Việc Pakistan đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân có thể khiến vùng Nam Á trở thành một nơi nguy hiểm và căng thẳng với Ấn Độ sẽ tăng lên. Trước đó vào đầu tháng 3, Pakistan đã thử nghiệm tên lửa Shaheen-III, có tầm xa khoảng 2.735km. Tên lửa này sẽ cho phép Pakistan tấn công bất kỳ địa điểm nào của Ấn Độ với đầu đạn hạt nhân, đồng thời Israel cũng nằm trong tầm bắn.

Ông Shahid Latif, một chỉ huy Không quân Pakistan đã nghỉ hưu cho biết: “Giờ thì Ấn Độ không còn nơi nào an toàn nữa”. Theo một tạp chí Mỹ, Pakistan có nhiều tên lửa hạt nhân hơn Ấn Độ, mặc dù nền kinh tế và tài nguyên của nước này ít hơn nhiều so với người hàng xóm. Điều này thể hiện quyết tâm của Pakistan và cựu Thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto vào năm 1972 đã từng nói: “Cho dù phải ăn cỏ, chúng tối cũng sẽ chế tạo bom hạt nhân”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !