Ông Putin: Việc sửa đổi Hiến pháp Nga là bước đi đúng đắn

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về ý nghĩa của việc sửa đổi Hiến pháp Nga.

RIA đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Russia-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin tin chắc rằng việc thông qua các sửa đổi Hiến pháp hiện tại của Nga là bước đi đúng đắn.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RIA)

“Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta đang làm điều đúng đắn, khi thông qua các sửa đổi Hiến pháp hiện hành. Những sửa đổi này sẽ củng cố chế độ nhà nước của chúng ta và sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển tiến bộ của đất nước trong nhiều thập kỷ tới”, ông Putin nói.

Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương (CEC) hôm 2/7, sau khi 100% số phiếu được kiểm, có 77,92% (gần 58 triệu người Nga) cử tri ủng hộ với các thay đổi của Hiến pháp trong khi tỷ lệ phản đối là 21,27% (khoảng 16 triệu người), với tỷ lệ cử tri có mặt tại các điểm bỏ phiếu trên toàn quốc là 67,97%.

Mới đây, hôm 4/7, trên cổng thông tin điện tử của chính phủ Nga đã đăng tải nội dung bản Hiến pháp sửa đổi được thông qua sau cuộc bỏ phiếu toàn nga Nga hôm 1/7.

Theo đó, bản Hiến pháp, được thông qua lần đầu trong cuộc bỏ phiếu toàn dân ngày 12/12/1993, có tổng cộng 206 sửa đổi, trong đó có những nội dung chính liên quan đến các vấn đề xã hội, bao gồm những đảm bảo bảo vệ phẩm giá công dân và tôn trọng người lao động, lập chỉ mục lương hưu ít nhất một lần trong năm và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc hợp tác xã hội trong lao động.

Luật Cơ bản sửa đổi của Nga cũng đề cập đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng với giá thành phù hợp, nhà nước đảm bảo ưu tiên giáo dục gia đình và trách nhiệm của cha mẹ đối với những trẻ em không được chăm sóc.

Ngoài ra, Hiến pháp sửa đổi cấm bầu công dân Nga đang hoặc từng là công dân của quốc gia khác hoặc có quyền định cư ở nước ngoài làm tổng thống. Điều này cũng áp dụng với các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ, quan chức cấp cao khu vực, người đứng đầu các cơ quan liên bang, ủy viên nhân quyền, thẩm phán, công tố viên… Hiến pháp mới đưa ra các yêu cầu chặt chẽ hơn đối với các ứng cử viên tổng thống trong tương lai như phải sống ở Nga ít nhất 25 năm.

Luật Cơ bản mới được ưu tiên hơn luật quốc tế, theo đó, Tòa án Hiến pháp Nga có quyền không thi hành quyết định của các cơ quan quốc tế nếu chúng mâu thuẫn với Luật Cơ bản. Hiến pháp sửa đổi cũng tăng thêm quyền hạn cho Duma quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga.

Điều khoản quy định số lượng nhiệm kỳ của Tổng thống Nga hiện đã bỏ xóa bỏ từ “liên tục”, đồng thời bổ sung điều khoản không tính đến số lượng nhiệm kỳ mà Tổng thống đã đảm nhiệm tính đến thời điểm những nội dung sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực. Như vậy, sau khi bản Hiến pháp có hiệu lực, sẽ không tính số nhiệm kỳ đối với những người đã và đang là Tổng thống Nga. Do đó, theo Hiến pháp sửa đổi, ông Putin sẽ tiếp tục tranh cử Tổng thống Nga vào năm 2024 và có thể giữ ghế đến năm 2036, khi ông 83 tuổi.

Đồng thời, theo quy định của Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống có quyền thành lập Hội đồng An ninh và Hội đồng Nhà nước Nga. Bên cạnh đó, văn bản này còn bao gồm trong những nội dung sửa đổi được Tổng thống Putin đề xuất là cấm một số quan chức nhất định, kể cả nguyên thủ quốc gia, có quốc tịch kép và tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.

Trước đó, trong thông điệp Liên bang hồi tháng 1/2020, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất những thay đổi quan trọng đối với Hiến pháp, bao gồm việc giới hạn số nhiệm kỳ tổng thống mà một người có thể giữ là 2 và mở rộng vai trò của cơ quan lập pháp.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh về sửa đổi Hiến pháp Nga

Tổng thống Putin ký sắc lệnh về sửa đổi Hiến pháp Nga

Hôm 3/7, RIA trích thông báo của cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh sửa đổi Hiến pháp sau khi nhận được trên 50% số cử tri ủng hộ.

Thanh Bình (lược dịch)

Nhiều người lao động Mỹ sợ bị AI thay thế

Khảo sát mới nhất cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc. Nhiều người sẵn sàng nhận lương thấp hơn nếu được phép dùng AI.

Foxconn tăng lương, thưởng cho công nhân sản xuất iPhone

Lao động mới ký hợp đồng tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới sẽ được nhận mức lương, thưởng hậu hĩnh.

Cận cảnh máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

Hãng hàng không China Eastern mới đây đã đưa máy bay chở khách C919 do Trung Quốc sản xuất vào sử dụng và hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên.

31 tỷ phú nhiều tiền hơn cả Bộ Tài chính Mỹ

Tài sản mà 31 tỷ phú nắm giữ hiện nhiều hơn so với khoản tiền mặt 38,8 tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ tính tới cuối ngày 26/5.

Hàn Quốc bắt nữ nghi phạm giết người, phân xác ngay lần đầu gặp mặt

HÀN QUỐC- Cảnh sát đã bắt giữ nữ nghi phạm bị tình nghi giết, và phân xác một phụ nữ ngoài 20 tuổi ngay lần đầu tiên hai người gặp mặt.

Cặp vợ chồng nhẫn tâm để 7 đứa con sống chung với chuột

MỸ - Cảnh sát Mỹ phát hiện điều kiện sống vô cùng tồi tàn trong căn nhà mà một cặp vợ chồng để 7 đứa con ở chung với chuột, và rác thải.

Tỷ phú Mỹ bất ngờ tặng tiền cho 2.500 sinh viên tại lễ tốt nghiệp

Mỗi sinh viên được trao hai phong bì, mỗi cái chứa 500 USD. Trong đó, một phong bì tặng sinh viên, cái còn lại để họ quyên góp cho một tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn.

Vì sao người giàu có và quyền lực thường mua siêu du thuyền?

Siêu du thuyền là biểu tượng của giàu có và địa vị. Một lý do quan trọng mà những người giàu có và quyền lực sẵn sàng chi tiền mua phương tiện này là nó mang đến không gian cực kỳ riêng tư.

Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ tổ chức họp cấp bộ trưởng quốc phòng

Trung Quốc đã từ chối đề xuất của Mỹ về việc tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20.

Con trai Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì 'hành vi không phù hợp'

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, con trai cả của ông sẽ từ chức thư ký vì đã có những hành vi không phù hợp tại dinh thủ tướng vào năm ngoái.

Đang cập nhật dữ liệu !