Ông lão nghèo cả đời gom vũ khí để... giao nộp

Nghèo đến nỗi không có cả mảnh đất để ở, thế nhưng khi có người hỏi mua, thậm chí trả giá cao, ông vẫn không bán cả tạ vũ khí mình có mà quyết mang nộp
Ông lão nghèo cả đời gom vũ khí để... giao nộp - ảnh 1

Ông Tập cùng vợ hàng ngày mưu sinh trên sông

Ông là Lê Văn Tập, sinh 1950, ĐKHK ở xã Trường Thành, huyện An Lão, TP Hải Phòng. Nhiều lần có người đến trả giá, thậm chí với số tiền rất lớn nhưng ông Tập nhất định không bán cho dù đã gần hết cuộc đời mà vẫn chưa có nổi “tấc đất cắm dùi”. Đơn giản, chỉ vì ông nghĩ những thứ vũ khí chết người đó không may vào tay kẻ xấu sẽ xảy ra hậu quả khôn lường.

Phận đời nổi trôi…

Mặc dù có sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trạm CSGT Thủy An Dương (Phòng CSGT Thủy - CATP Hải Phòng) nhưng cũng phải mất hàng tuần trời chúng tôi mới tìm gặp được ông Lê Văn Tập khi ông đang neo thuyền tại bến sông thuộc phường Lãm Hà, quận Kiến An. "Nghề sông nước là vậy mà. Nay bến sông này, mai bến sông khác" - ông Tập năm nay đã tuổi ngoài 60 nhưng còn rất khỏe mạnh, nói như phân trần. Cũng theo ông Tập là may vào dịp cuối năm nên vợ chồng ông mới đưa thuyền về đây quây quần cùng con cháu để chuẩn bị đón năm mới, chứ không vào những dịp khác thì chẳng ai biết đâu mà tìm ông…

Trên con thuyền tôn rộng chừng 2m2, vừa làm phương tiện mưu sinh, vừa làm nhà ở, ông Tập cho biết đó là thứ tài sản đáng giá nhất của gia đình mình. Thực tế thì bao đời nay gia đình ông vẫn sống như thế này. Ông Tập không biết trước đó thế nào nhưng chính xác là từ đời ông của ông và đến bây giờ là các con, các cháu chưa có một ngày được sống trên bờ. Nghe đâu như khởi tổ của nhà ông Tập cũng là dân sông nước ở làng chài Kim Lai, huyện Kim Thành, Hải Dương.

Ông lão nghèo cả đời gom vũ khí để... giao nộp - ảnh 2

Ông Tập với quả mìn vừa mò được


Sau đó, để mưu sinh, mỗi người lại xuôi theo các dòng sông làm nghề đánh bắt cá, rồi cứ tiện bến nào thì dừng lại ở bến đó. Chỉ sang những con thuyền xung quanh, ông Tập cho biết thêm, đếm nhanh ở bến sông này bây giờ có 5-7 thuyền đều của các con ông. Bình thường mỗi người một nơi, khi thì loanh quanh các khúc sông ở Hải Phòng, khi thì vào tận Thái Bình, Nam Định để kiếm sống. Nghề sông nước cứ khô mái chèo là hết ăn, ông Tập tâm sự.

"Mùa nào việc nấy. Khi thì chài lưới đánh bắt cá tôm, khi thì đi mò sắt vụn. Thậm chí khi có người thuê đi mò xác chết cũng làm. Bởi vậy mà dù có làm nhà cho ở trên bờ thì nhiều người chúng tôi chẳng dám lên vì biết làm gì để tồn tại. Có chăng vì đảm bảo cho việc di chuyển đến các địa phương khác làm ăn phải có giấy xác nhận cư trú của chính quyền địa phương, phần vì muốn khi “nằm xuống” có một phần đất để chôn nên những người dân chài chúng tôi buộc phải đăng ký ở hộ khẩu ở một nơi nhất định", ông Tập nói.

Một điều đáng buồn, theo như ông Tập tâm sự, là hầu hết những người dân xóm chài đến nay vẫn bị mù chữ. Cuộc mưu sinh cứ đẩy bà con từ khúc sông này sang khúc sông khác, đâu có lúc nào được dừng lại một chỗ thì làm sao con trẻ có thời gian để đến trường. Ngoài việc nhận biết được mặt của đồng tiền do tiếp xúc hàng ngày thì những người dân xóm chài chẳng bao giờ động chạm con chữ hay con số nào khác. Để lưu tên người khác vào máy điện thoại di động của mình, ông Tập cũng như nhiều người dân ở đây chỉ biết ghi lại bằng một vài ký hiệu có sẵn trên điện thoại.

Và những cuộc “đọ sức” với tử thần

Không chỉ đánh bắt tôm cá, những người dân chài đã từ lâu còn làm thêm nghề mò sắt vụn. Đây là công việc khá vất vả và nguy hiểm nhưng lại cho thu nhập cao. Vợ chồng ông Tập cũng dong thuyền đi mò sắt vụn mỗi khi con nước kém. Ông cho biết, có những ngày gặp may, vợ chồng ông mò được cả tạ sắt vụn, trị giá hơn nhiều lần so với đánh bắt cá tôm. Vậy thôi nhưng nếu không có sức khỏe và kinh nghiệm thì không phải ai cũng làm được. Theo ông Tập, trước đây khi còn khỏe ông có thể lặn 11-12 sải, nhưng bây giờ khi đã ở cái tuổi ngoại lục tuần, ông chỉ dám lặn 5-6 sải.

Nếu như ai đó tham lặn thêm vài sải nữa hoặc do người ngồi trên điều khiển máy bơm khí không có kinh nghiệm thì vô cùng nguy hiểm. Có không ít người đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình khi xảy ra sự cố máy bơm khí hoặc khi đang ở dưới lòng sông thì bị cảm, bị áp suất nén…

Theo ông Tập cho biết, những người làm nghề mò sắt vụn thường có một cục nam châm nặng 2-3kg, một đầu được buộc vào sợi dây thừng thả xuống tận đáy sông và kéo đi. Cục nam châm này có thế hút được tất cả những gì là kim loại ở độ sâu dưới lớp bùn 5-10cm. Cũng vì nghề này vất vả và nguy hiểm nên không cho phép người ta chê bất cứ thứ gì tìm được, miễn sao bán được ra tiền là đều “khai quật” mang lên bờ. Khi mò được thanh đao, thanh kiếm, có những thanh đã han rỉ nhưng có những thanh vẫn còn sáng loáng khiến ông Tập không khỏi giật mình. Rồi cũng có khi còn mò được cả những quả bom, mìn, lựu đạn…, ông Tập đoán đó là những tàn dư của chiến tranh còn sót lại.

Ông lão nghèo cả đời gom vũ khí để... giao nộp - ảnh 3

Một số vũ khí ông Tập đã giao nộp


Lúc đầu ông Tập nghĩ những thứ này đều là của quý, có trọng lượng bằng cả tạ sắt vụn mà không phải lúc nào ông cũng kiếm được, nếu không tận thu thì xót ruột vô cùng. Và cho đến sau này thì ông Tập cũng hiểu được rằng, trong thế giới của những người đi tìm sắt vụn, việc đào được bom mìn cũng là chuyện rất đỗi bình thường. Ông Tập nhớ lại cách đây chừng 4-5 năm, ông đã từng phát hiện quả bom nặng đến 3 tạ ở khu vực sông gần chân cầu Quay. Sau vài hơi lặn dài, ông Tập và một số người đi cùng đã đưa được quả bom vào bờ.

Lúc này người dân 2 bên sông đứng xem đông nghịt. Hay tin, lực lượng quân sự và công an đã phải đến giải tán đám đông hiếu kỳ và xử lý, đưa quả bom về nơi an toàn. Còn những loại bom, mìn nhỡ nhỡ chừng 5-7kg, có quả nặng một vài chục kg vẫn còn gắn cánh quạt ở đuôi thì ông thường xuyên tìm được.

Sau đó có người biết chuyện đã tìm đến trả giá mua lại một số thứ vũ khí của ông Tập có được trong khi đi mò sắt vụn, thậm chí còn hứa mua lại với số tiền rất lớn. Nhìn con thuyền vợ chồng sử dụng bao năm nay đã rách nát, trong khi mình đã đi gần hết cuộc đời mà không có nổi một tấc đất cắm dùi, ông Tập nghĩ bụng nếu bán đi mà có được số tiền kha khá, chắc cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình bớt đi khó khăn.

Nhưng rồi ông nhận ra rằng không ai tự dưng bỏ tiền mua những thứ vũ khí chết người mang về để trong nhà làm… đồ chơi, có chăng chỉ để làm điều gì mờ ám. Và ông Tập cũng hiểu rằng bán những thứ này là phạm pháp nên nhất định không bán. Tất cả đều được ông Tập gom lại, vệ sinh sạch sẽ cẩn thận rồi cất giấu vào một nơi thật kín đáo.

Nhưng khi thấy đống "của quý" an vị trên thuyền, ông Tập lại chột dạ nhận ra... mình dại. Biết đâu, phận rủi, một ngày mấy quả bom, mìn, lựu đạn trên bỗng dưng phát nổ thì nguy. Bởi vậy mà sau vài chuyến đi về, ông Tập lại mang giao nộp cho chính quyền địa phương hoặc mang đến các đồn công an với số lượng hàng chục quả bom, mìn, lựu đạn và vũ khí các loại.

Lần đầu thấy ông bê cả đống bom mìn đến giao nộp, nhiều người trông thấy phát hoảng, không dám đến gần. Sau đó phải mời cả lực lượng quân sự đến xử lý thì mới yên tâm. Đến ngay cả vợ con cũng đã nhiều lần khuyên ông Tập lần sau đừng mất công ngụp lặn đưa những thứ vũ khí nguy hiểm về nhà…

Dường như cuộc sống sông nước đã tạo cho ông Lê Văn Tập một tính cách can trường. Mỗi lần phát hiện dưới lòng sông có loại vũ khí gì thì người “công binh bất đắc dĩ” Lê Văn Tập lại sục sôi tìm mọi cách đưa lên bờ bằng được. Ông Tập thì lý giải, nếu mình không đưa chúng lên, biết đâu một ngày nào đó nó phát nổ, kể cả là dưới lòng sông thì có dám chắc là không làm nguy hại đến ai. Bởi thế mà ông Tập vẫn cứ hàng ngày lầm lũi kiếm tìm thứ vũ khí man rợ một thời, tưởng như đã ngủ yên dưới đáy sông.

Đến nay, số lượng vũ khí ông Tập tìm được giao nộp cho cho cơ quan chức năng đã phải tính đến hàng… tạ. Niềm tự hào hơn cả mà là mỗi khi ai đến thăm, ông Tập lại mang ra khoe tấm Giấy khen của Giám đốc CATP Hải Phòng tặng vì ông đã có thành tích xuất sắc trong việc tham gia giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.
Theo ANHP

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !