Ông chủ Kym Việt và câu chuyện khởi nghiệp từ đàn thú nhồi bông tinh xảo

Kym Việt đã và đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động khuyết tật. Anh Phạm Việt Hoài, một trong những nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty Kym Việt, đồng thời cũng là một người khuyết tật

Tạo nên một sản phẩm chất lượng đã khó, làm sao để đưa sản phẩm tới nhiều người lại càng khó hơn. Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp với lao động chính là người khuyết tật cũng không nằm ngoài cuộc. 

{keywords}

Anh Phạm Việt Hoài - Chủ tịch HĐQT Công ty Kym Việt phát biểu tại sự kiện Lễ ra mắt chương trình “Sức sống Việt Nam”.

Với những khách du lịch trong và ngoài nước, việc bắt gặp các con thú nhồi bông mang thương hiệu Kym Việt trong bất kỳ quầy hàng lưu niệm nào tại các khu mua sắm đã trở nên quen thuộc. Cầm trên tay một mẫu thú nhồi bông của Kym Việt, nhiều người hẳn sẽ bất ngờ bởi những sản phẩm tinh xảo, sinh động này lại được tạo nên từ bàn tay của những người lao động khuyết tật. 

Là doanh nghiệp xã hội chuyên về đồ thủ công, Kym Việt đã và đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động khuyết tật. Anh Phạm Việt Hoài, một trong những nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty Kym Việt, đồng thời cũng là một người khuyết tật giàu nghị lực, ngay từ đầu đã xác định rằng phải chinh phục khách hàng bằng những sản phẩm thật sự giá trị, tức là không chỉ dừng lại ở mẫu mã đẹp, chất lượng hoàn thiện cao, mà sản phẩm phải thực sự truyền tải được thông điệp nhân văn, ý nghĩa tới cộng đồng. 

{keywords}

“Đàn thú nhồi bông” đầy màu sắc, được chăm chút từng đường kim, mũi chỉ dưới bàn tay tài hoa những người khuyết tật

Được thành lập từ tháng12/2013, mục tiêu của KymViet bao gồm:Tạo việc làm cho những người khuyết tật còn khả năng lao động, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao đời sống cho người khuyết tật, giúp họ hòa nhập với cộng đồng; Tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, có giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ cao phục vụ xã hội; Đưa những câu chuyện nhân văn và giá trị văn hóa Việt vào trong từng sản phẩm, góp phần truyền bá những giá trị truyền thống Việt đến cộng đồng trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp khác, trong những ngày đầu Kym Việt cũng gặp không ít khó khăn với bài toán khó mang tên giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường. Nâng cao hiệu quả tiếp thị, truyền thông trở thành công tác thiết yếu, khi mà thời kỳ đầu, các sản phẩm của Kym Việt chưa có độ nhân diện cao, còn ít người biết đến, chủ yếu chỉ xuất hiện trong một số hội chợ. 

Sau nhiều trăn trở, Ban Giám đốc Kym Việt đã đề ra hướng đi mới cho các sản phẩm của mình, thông qua việc mở rộng kênh phân phối và tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội. Bằng sức mạnh của Công nghệ 4.0 và chất lượng thực sự trong từng sản phẩm, công ty dần dần có được lượng khách ổn định và ngày càng có nhiều người biết đến.

Anh Phạm Việt Hoài chia sẻ: “Nhiều khách hàng biết đến Kym Việt qua fanpage. Hiện Facebook cũng là kênh chiếm tỷ trọng cao nhất trong các kênh bán hàng của chúng tôi dù ban đầu chúng tôi xây dựng fanpage không chỉ với mục đích bán hàng. Đó là nơi để Kym Việt có thể đem đến cho cộng đồng những câu chuyện về văn hóa, về hành trình cuộc sống của những người khuyết tật đã tạo ra và thổi hồn vào từng sản phẩm,mang lại giá trị cho xã hội”.

Anh Hoài cũng cho biết nhiều người vốn từ nghi ngại, không biết người khuyết tật câm, điếc, thậm chí thiểu năng trí tuệ thì sẽ làm việc như thế nào, nhưng giờ đây, anh có thể cho mọi người thấy cách tạo nên một sản phẩm của Kym Việt, từng công đoạn cắt-khâu kỹ lưỡng đã được thực hiện tỉ mỉ ra sao và người thợ nào đã làm ra sản phẩm ấy.  

Câu chuyện của anh Hoài và những “chiến binh” Kym Việt đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khuyết tật khác trên khắp Việt Nam, giúp họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống. 

Với sự chủ động, tích cực và hướng tiếp cận đầy mới mẻ, Kym Việt đã trở thành doanh nghiệp xã hội tiêu biểu, nhận bằng khen của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cũng như giải thưởng về thiết kế sản phẩm của thành phố Hà Nội. 

Anh Hoài cùng Kym Việt cũng vinh dự đại diện cộng đồng người khuyết tật Việt Nam, tham gia chương trình “Sức sống Việt Nam” do Facebook và Bộ KH&ĐT phối hợp tổ chức. “Khuyết tật chỉ là sự bất tiện, không phải là sự bất hạnh, hãy biến khiếm khuyết trên cơ thể trở thành động lực vươn lên!”, anh Hoài khẳng định.

{keywords}
Ông chủ Kym Việt và câu chuyện khởi nghiệp từ đàn thú nhồi bông tinh xảo

Từ những ngày đầu thành lập chỉ có 3 nhân viên, đến nay Kym Việt đã tiếp nhận và tạo việc làm cho 18 người khuyết tật, với mức lương trung bình hơn 4 triệu đồng/người. Với những người ở xa, công ty cũng tạo điều kiện về nhà ở, hỗ trợ ăn trưa và được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm, khen thưởng, xăng xe, đi lại... như những lao động bình thường.

Theo anh Hoài, dù là DN đặc thù, tạo việc làm cho người khuyết tật, nhưng Công ty cổ phần Kym Việt vẫn hoạt động và vận hành như một DN bình thường. Bởi định hướng kinh doanh của công ty là phải sống bằng nền tảng sản phẩm, đạt yêu cầu mẫu mã, màu sắc và chất lượng để thị trường chấp nhận chứ không phải dựa vào sự thương cảm.

 Nguyễn Tuân

 

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.