Ở cữ

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày dự sinh. Chị Thủy đang phân vân không biết nên nhờ mẹ chồng hay mẹ đẻ chăm 2 mẹ con lúc ở cữ.

Chưa kịp bàn bạc với chồng sao cho tiện thì mẹ chồng chị đã gọi điện lên: “Khi nào sinh thì mẹ sẽ lên chăm cho đủ 3 tháng”. Không kịp suy nghĩ gì, chị Thủy chỉ biết “vâng” một tiếng cho bà vui lòng.

Ở cữ - ảnh 1

Ảnh minh họa

Và dù chưa đến ngày sinh nhưng mẹ chồng đã khăn gói quả mướp lên với vợ chồng chị. Từ bến xe về nhà, vừa bước chân vào cửa, mẹ chồng chị đã gióng giả: “Sao nhà cửa lại để luộm thuộm thế này?”. Đúng là bề bộn thật, vì cả tháng nay, bầu bí nặng nề nên chị Thủy cũng chẳng thiết nghĩ đến việc dọn dẹp, mọi việc chị nhờ chồng làm được đến đâu hay đến đó.

Nghe mẹ chồng nói vậy, chị Thủy dù rất mệt nhưng đành phải cố loay hoay dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, sạch sẽ trước khi đi sinh con, và cũng không quên chuẩn bị cho bà một cái giường đơn dù căn nhà thuê vẻn vẹn 20m2 đã quá chật chội với đôi vợ chồng trẻ và 1 đứa con thơ.

Thế rồi ngày sinh nở cũng đến. Cũng may là mẹ tròn con vuông, lại có đứa cháu trai đích tôn kháu khỉnh nên mẹ chồng chị Thủy mừng ra mặt. Sau mấy ngày ở bệnh viện được về nhà, chị Thủy thấy vui như đi du lịch nước ngoài. Về tới nhà, chị Thủy định sẽ lên giường nằm duỗi tay duỗi chân cho bõ những ngày nằm co quắp ở chiếc giường bằng sắt cứng đơ, chật chội ở bệnh viện, rồi sẽ nhờ mẹ chồng nấu cho món gì ngon ngon để tẩm bổ. Ai ngờ về tới nơi, bà cứ ôm dịt lấy cháu, mặc cho chị sắp xếp đồ đạc, chăn gối, quần áo. Đến gần trưa rồi, bụng chị đói meo mà vẫn thấy bà ngồi nựng cháu, chưa thấy dấu hiệu gì của việc đun nấu. Chị ngại chẳng dám nhắc mẹ chồng. Cũng may thằng bé bỗng khóc ré lên. Lúc ấy bà mới đưa con cho chị Thủy, rồi sực nhớ ra là đã đến giờ đi nấu cơm.

Được cái mẹ chồng chị rất nhanh nhẹn, chỉ một loáng bà đã nấu xong bữa cơm cho cả nhà. Bữa cơm ở cữ đầu tiên, chị Thủy được chỉ ăn vỏn vẹn 2 món, canh rau ngót và thịt thăn rang nghệ. Chị thầm nghĩ, bữa đầu mẹ vội, thôi ăn qua loa cho xong. Mà đúng thật, những ngày tiếp đó, mẹ chồng chị ra sức nấu đủ mọi thứ thức ăn bồi bổ cho con dâu. Nhưng quanh đi quẩn lại, bà chỉ cho ăn toàn thịt, hết thịt lợn đến thịt bò rồi chuyển thịt gà, canh chân giò. Mà thịt bà rang rất mặn. Bà bảo chị: đàn bà mới sinh phải ăn thịt rang mặn cho đỡ nhạt miệng, không sau này bị đau bụng.

Dù không đúng khẩu vị nhưng thôi, vì mẹ muốn tốt cho mình nên chị Thủy cũng đành ăn vậy. Mà ăn nhiều rồi cũng thành quen. Có hôm nhân cơ hội bà về quê ăn cưới, chồng chị ở nhà tranh thủ đổi món cho vợ bằng đồ hải sản thì đúng là chị bị đau bụng thật. Chị cũng không hiểu vì lý do gì nhưng từ bữa ấy chị cũng cạch mặt luôn việc đổi món mà chung thủy với món thịt rang nghệ gia truyền của mẹ chồng cho yên tâm.

Muốn con dâu khỏe, có nhiều sữa cho cháu nên cả ngày bà cứ luôn chân, luôn tay nấu rất nhiều đồ ăn cho chị. Công cuộc tẩm bổ lại trở thành sự nhồi nhét. Cứ 2-3 tiếng bà lại bắt chị ăn một lần, mà mỗi bữa đều là một tô cháo đặc sệt toàn móng giò hoặc 2 - 3 bát cơm ấn thật chặt, khó mà xúc nổi cho đỡ vương vãi. Nếu không ăn hết là bị mẹ chồng nhắc ngay: “Bây giờ con ăn cho 2 người nên phải cố mà ăn hết đấy, còn có sữa cho thằng chó con của bà nữa chứ. Ngày xưa ấy, mẹ đẻ ra bố nó chỉ có mỗi cơm không với muối rang ủ lá khoai, có thế mà ăn hết hàng ống gạo. Bây giờ thì…”.

Thế là no bằng mấy, chị Thủy cũng cố phải ăn. Từ hôm ở cữ đến giờ, chị chẳng bao giờ có cảm giác đói. Mới qua 1 tháng ở cữ, chị Thủy đã lên cân vòn vọt. Cái bụng còn chưa kịp gọn lại sau sinh, nay lại càng có cơ hội phình to hơn, khiến chị Thủy trông lúc nào cũng như người có bầu 5 - 6 tháng. Mỗi lần ngắm thân hình phì nhiêu của mình trong gương, chị Thủy như sắp khóc.

Nhưng sợ nhất là cái khoản bị kiêng cữ nắng, gió. Hai mẹ con lúc nào cũng phải ở trong nhà, các cửa đều đóng chặt, khó một tia nắng hay một luồng gió nào có thể lọt vào. Trời tháng 6 nóng như đổ lửa, kinh nhất là giữa trưa, cái nóng từ mái tôn hầm hập đổ xuống nhưng mẹ chồng vẫn bắt chị phải đi tất, bịt bông tai, chỉ cho bật quạt phe phẩy vào góc tường, khiến cho chị lúc nào cũng mồ hôi nhễ nhại như người ra ngoài đồng. Cả tháng bà lại không cho chị tắm, chỉ lau người qua bằng nước gừng, khiến chị Thủy lúc nào cũng có cái cảm giác mình nhớp nháp, hôi hám. Có ai đến thăm nom, chị chẳng dám ngồi gần.

Buồn nhất là ở cữ mà chị cứ như phải sống ly thân với chồng. Mẹ chồng chị dặn, đàn ông không nên ngủ chung với bà đẻ, để tránh xui xẻo, nhỡ đâu ngủ quên lại đè cánh tay vào con thì nguy hiểm. Thế là hai mẹ con chị Thủy nằm trên giường, còn chồng chị đành kê cái dát giường nằm một góc, sáng ra thì thu lại cho đỡ chật chội.

Chị Thủy quanh đi quẩn lại cả mấy tháng trời chẳng phải đụng tay làm một việc gì, chỉ loay hoay trong 4 bức tường với việc ăn uống, ngủ nghỉ, cho con bú mớm, thay bỉm, tắm rửa cho con… Biết ơn mẹ chồng đã bận công chăm sóc nhưng cũng có lúc chị thấy mụ mẫm vì được chăm sóc, bao bọc quá kỹ lưỡng.

Theo Xuân Hạ/ANHP.vn

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !