Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa là gì?
Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất. |
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.
Phân loại núi lửa
Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành ba loại
- Núi lửa đang hoạt động.
- Núi lửa đang hồi dung nham.
- Núi lửa đã không hoạt động nữa.
Quá trình hình thành núi lửa
Quá trình hình thành núi lửa |
Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ ở đây nóng tới mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá.
Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới.
Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.
Trong quá trình phun trào, khí ga nóng và các chất rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.