Nữ thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ- Địa chất với profile 'cực chất': Cứ thấy thầy cô sáng đèn là hỏi bài!

Với quan niệm học để hiểu bản chất, Nguyễn Thị Minh Nguyệt – sinh viên K61 khoa Kỹ thuật môi trường, ĐH Mỏ- Địa chất luôn tìm cho mình nhiều phương pháp học tập riêng, độc đáo.

Minh Nguyệt được biết đến là nữ sinh có bảng thành tích dài dằng dặc, trong đó cô xuất sắc trở thành nữ thủ khoa đầu ra của ĐH Mỏ - Địa chất.

Infonet đã có cuộc trò chuyện với Minh Nguyệt xung quanh những nỗ lực cũng như bí quyết học tập, nghiên cứu khoa học của nữ sinh này.

PV: Ngành kỹ thuật được biết đến là ngành tương đối khó với con gái. Trước khi chọn học ngành Kỹ thuật môi trường em đã tìm hiểu chưa?

Trước khi chọn ngành Kỹ thuật môi trường em cũng đã tìm hiểu rất kỹ, em thấy đây là một ngành phát triển rất tốt trong tương lai.

Trong những năm gần đây Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có tiềm năng về phát triển các khu công nghiệp.

{keywords}
Nữ sinh Nguyễn Thị Minh Nguyệt – thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ - Địa chất

Đặc biệt tại Bắc Ninh, nơi mà em đang sinh sống, có rất nhiều các khu công nghiệp lớn nhỏ nên chắc chắc sẽ có chất thải phát sinh (trong môi trường đất, nước, không khí) gây ô nhiễm. Do vậy em đã quyết định theo đuổi ngành Kỹ thuật môi trường để hy vọng có thể góp sức mình cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Em nhận thấy ngành này phù hợp cho cả nam và nữ, vì con gái có thể làm các mảng về tư vấn, quản lý môi trường khu công nghiệp cũng không vất vả lắm.

PV: Trong quá trình học tập em đã giành được rất nhiều thành tích đáng nể. Vậy em có thể chia sẻ về bí quyết học tập cũng như việc cân bằng thời gian học, nghiên cứu khoa học và tham gia hoạt động tập thể không?

Trong những giờ lên giảng đường, em luôn cố gắng chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, nhất là những phần nhấn mạnh của thầy cô. Thường thì em cố gắng nắm bắt được bài giảng luôn, không hiểu chỗ nào em cũng mạnh dạn trao đổi với thầy cô để được làm rõ.

Khi về nhà em dành 2-3 tiếng để ôn tập lại. Trước kỳ thi em thường có kế hoạch ôn luyện phù hợp, môn khó ôn thật kỹ bằng hiểu mới thôi, có thể thay chỉ số để tính toán ôn luyện.

Nhiều khi em cũng nhờ tới các anh chị khóa trên hoặc các bạn cùng nhóm để nâng cao hiệu quả học tập.

{keywords}
Nhờ cách học tập hiệu quả mà Nguyệt giành được nhiều học bổng giá trị.

Vì chúng em học theo tín chỉ nên nhiều khi có tiết học mới phải đến lớp. Tuy nhiên em thường ở trường cả ngày, hễ trống tiết là em lại lên thư viện học tập để tối về có thời gian nghiên cứu.

Trong hoạt động tập thể, phong trào thi đua thì nhà trường cũng đã cố gắng chọn thời điểm thích hợp để không làm ảnh hưởng tới việc học của sinh viên.

PV: Em tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) từ khá sớm, điều đó có lợi thế gì?

Theo quy định của nhà trường thì sang năm học thứ 3 là sinh viên có thể tham gia NCKH.

Em thích NCKH về các lĩnh vực tự nhiên thiên về khoa học trái đất như: trượt lở, sự nóng lên của trái đất, về địa chất, về các di sản thiên nhiên và sự xáo trộn môi trường trong tự nhiên.

Ưu thế của sinh viên khi tham gia NCKH là có thể hiểu sâu về lĩnh vực theo đuổi, tạo cho sinh viên một môi trường năng động, tính tự giác được nâng cao, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình.

{keywords}
Nhóm nghiên cứu của Nguyệt xuất sắc giành giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học.

Điều may mắn nhất của em là thầy cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong cả học tập, nghiên cứu và cuộc sống.

Thầy cô luôn tạo cho chúng em một không gian học vui vẻ, xen lẫn chuyên môn cùng các lời khuyên khi ra cuộc sống.

Khi chúng em chưa hiểu bài thầy cô luôn nhẹ nhàng giảng đi giảng lại, không chỉ trên lớp mà tối đến sinh viên muốn hỏi bài thầy cô vẫn sẵn sàng giúp đỡ kể cả đang lúc nửa đêm. Cứ thấy thầy cô sáng đèn trên mạng là em nhắn tin hỏi bài.

Hiện tại, nhiều sinh viên năm thứ nhất đã đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ, trang trải phí sinh hoạt. Theo em, sinh viên có nên đi làm thêm không?

Em được sinh ra trong một gia đình thuần nông, bố mẹ em cũng rất vất vả để nuôi 2 chị em ăn học. Theo em sinh viên nên đi làm thêm, nhưng năm nhất thì chưa nên đi làm thêm vội vì để bản thân thích nghi trước đã.

Em nghĩ tầm năm 2, 3 trở đi thì nên đi làm thêm để phát triển bản thân hơn, em khuyên là các bạn nên đi làm thêm theo ngành mình học (có thể là không có lương hoặc lương thấp) để lấy kinh nhiệm.

Tuy nhiên một số bạn có thể khó khăn hơn thì có thể vẫn sắp xếp đi làm thêm để giúp đỡ bố mẹ nhưng phải cố gắng phân bổ thời gian sao cho hợp lý tránh làm ảnh hưởng tới việc học.

Khó khăn nhất trong quãng thời gian làm sinh viên của em là lúc em bắt đầu bước sang năm thứ 4. Bố mẹ em lúc đó cũng khó khăn nên em tự phải cố gắng để nuôi bản thân và em trai ăn học.

Tình cờ em bén duyên vào kinh doanh online nho nhỏ nhưng cũng đủ chi tiêu cho 2 chị em. Em chỉ làm công việc này vào lúc rảnh.

Một thời gian sau em đã đi làm tại 1 công ty về môi trường để học hỏi kinh nhiệm từ các anh chị đi trước.

Em có lời khuyên gì với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường không?

Em nghĩ rằng, trong cuộc sống các bạn hãy luôn vững tin và sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình, có ước mơ có cố gắng thì chắc chắc sẽ có thành công.

Là sinh viên hãy cố gắng học thật tốt, học để tích lũy thêm cho bản thân để khi ra trường với tấm bằng tốt thì cơ hội xin việc cũng sẽ có nhiều lựa chọn.

Ngoài ra, các bạn cũng nên rèn luyện nâng cao các kỹ năng mềm cơ bản để phục vụ công việc tốt nhất.

Dự định sắp tới của em là gì?

Đợt trước em nộp hồ sơ vào Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Foxconn và may mắn đảm nhận vị trí công việc ở khối trung ương của Tập đoàn.

Em sẽ vừa làm vừa học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn về ngành Kỹ thuật môi trường. Tuy biết là sẽ vất vả khó khăn hơn nhưng em tin nếu cố gắng thì sẽ có cơ hội để thành công.

Thành tích nổi bật của Minh Nguyệt:

Về thành tích học tập:
- Đạt danh hiệu sinh viên có thành tích học tập Tốt năm học 2016-2017, danh hiệu sinh viên Xuất Sắc năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021

- Được Quỹ khuyến học HUMG trao tặng giấy khen Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc nhất năm học 2018-2019

- Được trao tặng Học bổng của tổ chức Khoa học và Giáo dục gặp gỡ Việt Nam, học bổng Odon Vallet năm học 2019-2020

Về thành tích Nghiên cứu khoa học:

- Top 11 sinh viên Triển vọng nhất cả nước, có thành tích Nghiên cứu Khoa học xuất sắc, nhận giải thưởng KOVA Prize lần thứ 18, năm 2020.

- Đạt giải Nhì Nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ 32, năm học 2018-2019.

- Đạt giải Nhất Nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ 33 năm học 2019-2020.

- Đạt giải Ba NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020”.

Về thành tích hoạt động Đoàn – Hội:
- Đạt danh hiệu SV có thành tích tốt trong phong trào Văn - Thể năm 2017

- Đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp trường năm học 2017-2018

- Đạt danh hiệu SV có thành tích tốt trong phong trào Văn - Thể năm 2018

- Đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Thành phố Hà Nội năm học 2018-2019

- Được khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên năm học 2018-2019

Hoàng Thanh

Nữ sinh Việt giành học bổng toàn phần 8,5 tỷ nhờ bài luận về karate

Sinh ra ở Nghệ An nhưng từ nhỏ Trần Thị Tường Anh (SN 2004) đã theo bố mẹ sinh sống, học tập tại nhiều nước trên thế giới. Hiện, em là học sinh lớp 12, Trường quốc tế Uplands, tại Penang, Malaysia.

Đạp xe 32.000 km, thiếu niên 17 tuổi hoàn thành chuyến đi qua 14 nước

Hành trình của Liam trên chiếc xe đạp bắt đầu từ Alaska đến Argentina, qua 14 quốc gia, kéo dài 527 ngày. Trong cuộc phiêu lưu đó cậu nhiều lần bị cướp, phải nằm viện 1 tháng, thậm chí có lúc viết sẵn di chúc.

Tốt nghiệp ĐH top đầu, cô gái thu gom đồng nát kiếm hơn 30 triệu đồng/tháng

"Đừng để vấn đề bằng cấp hay con đường học vấn trở thành xiềng xích trói buộc bạn vào một công việc", cô gái này chia sẻ.

Hành trình thiện nguyện từ 16 tuổi của chàng trai 'chỉ thích cho đi'

Mơ ước hoạt động thiện nguyện trở thành thói quen thường trực của giới trẻ, Lê Văn Phúc thành lập nhóm từ thiện ngay khi đang học lớp 11. Sau 4 năm hoạt động, nhóm đã thực hiện thành công nhiều dự án, chiến dịch lớn khiến ai cũng bất ngờ.

Tuổi 35 của Hoàng Thùy Linh có tất cả, chỉ thiếu... chồng

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh được nhận xét ngày càng trẻ hơn nhờ phong cách thời trang cá tính.

Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/tháng

Chưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

Từng bị bắt nạt vì ngoại hình, nam sinh 90kg 'lột xác' làm MC

Từng có thời gian nặng gần 90kg, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, Sơn quyết tâm giảm cân. Năm thứ 3 đại học, nam sinh tham gia nhiều công việc, thu nhập cao điểm lên tới 150 triệu/tháng.

Quỳnh Lương 'Đừng làm mẹ cáu' đóng 'tiểu tam', hôn môi nóng bỏng bạn diễn nam

Quỳnh Lương bày tỏ áp lực khi thực hiện những cảnh hôn môi nóng bỏng cùng bạn diễn - diễn viên Steven Nguyễn do ngại và chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất.

Tiến sĩ công nghệ 26 tuổi nhận lương hơn 23 tỷ đồng/năm

Ninh Bác Vũ (26 tuổi) - Tiến sĩ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, được tập đoàn công nghệ Huawei mời về làm việc với mức lương 1 triệu USD/năm (hơn 23 tỷ/năm).

Đang cập nhật dữ liệu !