Nữ sinh Lâm Đồng bị đánh hội đồng dã man: Người lớn cần ngăn chặn bạo lực từ mầm mống!

Trên đường đến trường tiêm vắc xin, một nữ sinh lớp 11 trường THPT Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) bị 6 bạn chặn đường đánh phải nhập viện.

Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại vụ việc một nữ sinh bị 6 bạn khác đánh bầm dập.

Được biết, sự việc xảy ra vào trưa 26/11, khi em T. cùng nhóm bạn học vừa gửi xe tại điểm giữ xe bên cạnh Trường THPT Lộc Thành và đang trên đường vào trường tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì bị một nhóm 6 người nữ chặn lại.

Sau đó, nhóm này lao vào dùng tay chân, mũ bảo hiểm liên tục đập và đấm, đá vào đầu mặc cho em T. van xin. Thậm chí, có 1 người nữ còn dùng chân đạp thẳng vào đầu khi em T. đã bị đánh nằm úp mặt dưới đất. Thấy vậy, một số người dân đã tri hô và tới can ngăn thì nhóm 6 người nữ nói trên mới dừng lại.

{keywords}
Nữ sinh Lâm Đồng bị 6 bạn khác đánh hội đồng (ảnh cắt từ clip)

Theo lãnh đạo Trường THPT Lộc Thành thì nhà trường đã nắm được thông tin về vụ việc, xác định được một người đánh T. trong clip là học sinh cũ của trường, hiện nghỉ học. Nhà trường đã cử đại diện đến thăm hỏi, động viên em T. và sẽ xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng trên. 

Theo gia đình nữ sinh bị đánh, em có nhiều thương tích bầm tím, trầy xước ở đầu, trán và mắt, tinh thần vẫn rất hoảng loạn. Gia đình đã đưa nữ sinh đi khám tại bệnh viện.

Công an huyện Bảo Lâm đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc nữ sinh bị hành hung từ Công an xã Lộc Thành, cơ quan công an đã xác minh được những người trực tiếp tham gia đánh em T. Hiện tại, đơn vị này tiếp tục xác minh, triệu tập những người liên quan để phục vụ điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Vụ việc nữ sinh bị đánh không còn là trường hợp cá biệt. Lâu nay, không thể đếm xuể những vụ đánh hội đồng như trường hợp trên, cả đám đông xúm vào tấn công người bạn đơn độc với sự hung dữ, tàn nhẫn khiến người lớn cũng phải rùng mình.

Thực tế nhiều học sinh có biểu hiện không tốt trong văn hóa ứng xử như nói xấu người khác, dối trá, nói tục, chửi thề, cãi vã, đánh nhau. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những lý do “muôn năm cũ” như mâu thuẫn trên mạng xã hội, ‘nhìn đểu’, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hay đơn giản là “nhìn thấy ghét”....

Nói về những sự việc bạo lực học đường ấy, cô Lê Thị Loan - Học viện Quản lý Giáo dục nói: “Thật không thể tưởng tượng học sinh chỉ vì một một cái nhìn hay những mâu thuẫn nhỏ lại xông vào đánh nhau. Hiện tượng đánh nhau trong nhà trường hôm nay lại có cả sự cổ vũ của cả học sinh khác, kể cả việc quay clip tung lên mạng thay vì xông vào can bạn.

Những vụ bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng, để lại hệ lụy xấu. Và thực tế, chỉ khi những vụ việc bị tung lên mạng thì người lớn và xã hội mới lên tiếng trước thực tế đau lòng này.

Bởi thế, người lớn, xin đừng thờ ơ với chuyện “trẻ con” khi mỗi chúng ta, ở mỗi giai đoạn của cuộc sống đều có những “vấn đề” của mình. Khi mà ở lứa tuổi dậy thì những cảm xúc dữ dội có thể bùng phát, từ cảm giác chán nản, bị “bỏ rơi” trong chính gia đình, bọn trẻ có thể giải quyết mọi chuyện bằng “nắm đấm” với bạn bè mình từ những lý do lãng xẹt. Và những ngã rẽ cuộc đời có thể mãi mãi dừng lại ở tuổi như thế.

Điều quan trọng là phụ huynh hãy luôn ở bên con mình, nhìn ra những vấn đề, những ẩn ức của con trước khi quá muộn.

Đã đến lúc cần coi bạo lực học đường là một vấn nạn cần phải ngăn chặn ngay từ mầm mống, phải triệt tiêu ngay từ trong nhà trường, trong quan hệ giữa học sinh, với sự phối hợp đồng bộ của các gia đình và cả xã hội. Bởi nếu không ngăn chặn bạo lực học đường từ hôm nay, thì rất dễ nguy cơ chúng ta sẽ phải trả giá trong tương lai”.

Công an khẩn trương vào cuộc điều tra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng sau lễ khai giảng

Công an khẩn trương vào cuộc điều tra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng sau lễ khai giảng

Sau lễ khai giảng, một nữ sinh THPT bị đánh hội đồng ở công viên. Có người đã quay video rồi đăng lên mạng xã hội.

Hoàng Thanh

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !