Bạo lực học đường khiến nam sinh 13 tuổi qua đời thương tâm ở Trung Quốc

Nam sinh 13 tuổi qua đời thương tâm được biết từng là nạn nhân của vấn nạn bạo lực học đường ở Trung Quốc. 

Ba ngày kể từ khi mất tích, thi thể nam sinh Ke Liangwei (13 tuổi) được tìm thấy ở một nơi hoang vắng vào ngày 26/10. Nam sinh tử vong do chết đuối.

Dư luận Trung Quốc không khỏi sốc khi biết rằng Ke từng là nạn nhân của nạn bạo lực học đường. Một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, Ke bị bạn học tát vào mặt và đá liên tiếp vào người khi đang nằm dưới nền nhà vệ sinh, trong khi xung quanh còn nhiều học sinh khác đứng nhìn và cổ vũ.

{keywords}
Bạo lực học đường trở thành vấn nạn nhức nhối kéo dài trong các trường học ở Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Chỉ đến khi Ke mất tích, gia đình cậu bé mới biết chuyện con mình từng nhiều lần bị bạn học bạo hành ở trường, kể cả vào ngày Ke được xác định biến mất bí ẩn. Ke là học sinh cấp 2 tại thành phố Mậu Danh của tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc.

Hôm 10/11, cảnh sát và sở giáo dục thành phố Mậu Danh đã xác nhận câu chuyện về cái chết của nam sinh Ke với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP). Tuy nhiên, họ không nói rõ nguyên nhân cái chết của Ke có liên quan tới việc bị bắt nạt tại trường hay không.

Khi câu chuyện cuộc đời nam sinh Ke kết thúc trong bi kịch được công bố, nhiều phụ huynh ở Trung Quốc cho biết họ lo sợ về vấn nạn bạo lực học đường, bởi các nạn nhân thường không dám công khai mà chỉ âm thầm chịu đựng.

Chia sẻ trên mạng xã hội, người dì của nam sinh Ke đau xót cho hay, “Tôi không thể tưởng tượng Ke Liangwei đã phải trải qua bao nhiêu trận bạo hành suốt một thời gian dài. Tôi cho rằng, dư luận cần nhận thức rõ vấn nạn này để không có thêm học sinh nào trở thành nạn nhân của bạo lực học đường”.

Một nghiên cứu tại Đại học Sư phạm ở thành phố Vũ Hán cho hay, khoảng 1/3 trong 10.000 học sinh tại 6 tỉnh ở Trung Quốc từng bị bạo hành ở trường. Trong số này, 45% nạn nhân chọn cách “giữ im lặng”.

Ngoài ra, khoảng 25% học sinh tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 6 – 18 cho biết, họ sẽ nói chuyện bị bắt nạt cho thầy cô hoặc bố mẹ.

“Tỷ lệ này là thấp hơn nhiều so với những nghiên cứu trước đây, nhưng vẫn còn cao hơn so với chúng tôi dự đoán”, ông Fu Weidong, Phó Giáo sư tại Đại học Sư phạm ở Vũ Hán nhấn mạnh.

Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy, tình trạng bắt nạt học đường ở Trung Quốc xảy ra tương tự như nhiều nước trên thế giới. Bởi số liệu của Unicef cho hay tính trên toàn cầu, khoảng 1/3 học sinh từ 13 – 15 tuổi từng là nạn nhân của tình trạng bắt nạt học đường.

Giống như nhiều nước, luật pháp Trung Quốc chưa có hình thức xử phạt cụ thể đối với thủ phạm bắt nạt ở trường học. Nhưng các quan chức Trung Quốc khẳng định sẽ xử phạt đối với những trường hợp khiến nạn nhân gặp thương tích nặng hoặc tử vong.

Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường thường xảy ra ở lứa tuổi dưới 14 vốn là độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự ở Trung Quốc. Song trong một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trẻ trên 12 tuổi đã có thể bị khởi tố.

“Bạo lực” học được được hiểu liên quan tới hành vi bạo hành thể chất, bạo hành bằng lời nói và bạo hành mạng cùng bạo hành xã hội nhằm cô lập nạn nhân.

Giáo sư Wang Zhenhui tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc ở Bắc Kinh nhấn mạnh, sự thiếu vắng các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn bạo hành và hỗ trợ nạn nhân kèm theo nhiều yếu tố khác khiến tình trạng bạo lực học đường trở thành vấn nạn nhức nhối kéo dài trong các trường học.

“Nếu thủ phạm không được giáo dục hoặc chấn chỉnh hành vi kịp thời, họ sẽ không thay đổi. Suy nghĩ bắt nạt kẻ yếu của những đối tượng này càng trở nên mạnh mẽ hơn và khả năng biến thành tội ác nguy hiểm khiến nhiều người bị đe dọa hơn”, ông Wang nói.

Trước đây, xã hội Trung Quốc thường xem bạo hành học đường chỉ là “ngược đãi”. Nhưng gần đây, dư luận Trung Quốc đã nhận thức rõ hơn về mức độ nguy hiểm của vấn nạn bạo lực học đường. 

Hồi tháng Sáu, Trung Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ Trẻ vị thành niên nhằm yêu cầu tất cả trường học xây dựng hệ thống ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng đã đưa ra các quy định nhằm “bảo vệ học sinh ở trường” và có hiệu lực thi hành từ tháng Chín.

Nhưng do việc thiếu biện pháp xử phạt từ giới chức quản lý trường học, nhiều thủ phạm đã thoát tội và không phải chịu hình phạt. Điều này khiến nạn nhân bối rối khi đưa ra quyết định có nên nói ra sự thật hay không.

“Dù luật nhấn mạnh bảo vệ quyền của các nạn nhân, nhưng kế hoạch cụ thể giúp đỡ và hỗ trợ tâm lý cũng như thể chất cho nạn nhân lại không được công bố”, ông Wang chia sẻ.

Một nữ sinh 17 tuổi học trường cấp 2 ở Thượng Hải cho hay, các giáo viên trong trường chưa từng giáo dục học sinh về vấn nạn bạo hành học đường.

Nữ sinh nói thêm, em từng chứng kiến một vài vụ việc bắt nạt ở trường học, nhưng chưa từng báo cáo sự việc với giáo viên hoặc quản lý nhà trường.

“Cháu nghĩ điều quan trọng nhất là nạn nhân cần phải phản kháng. Họ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bạn cùng lớp hoặc bạn bè”, nữ sinh nói.

Ngoài sự thờ ơ của nhà trường, bạo lực học đường thường xảy ra đối với các em sống trong gia đình mà bố mẹ không dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc và giao tiếp giữa cá nhân với nhau. Nghiên cứu của Đại học Sư phạm ở thành phố Vũ Hán cho thấy, những học sinh sống trong các gia đình giàu có và quyền lực thường ít bị bạo lực học đường.

Giáo sư Trung Quốc tung cước Kungfu, hạ gục tên cướp cầm súng khi vừa tới Mỹ

Giáo sư Trung Quốc tung cước Kungfu, hạ gục tên cướp cầm súng khi vừa tới Mỹ

Bình tĩnh đối mặt với tên cướp khi vừa đặt chân tới Mỹ, vị Giáo sư Trung Quốc dùng võ Kungfu hạ gục đối phương. 

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !