Nữ sinh đạt IELTS 9.0, giành học bổng 6,2 tỷ vào đại học Mỹ

Dù hoàn thành các chứng chỉ và bài thi chuẩn hóa trong thời gian gấp gáp, Nguyễn Thư Bình vẫn đạt 9.0 IELTS và 1560 SAT ngay trong lần thi đầu tiên. Điều này là điểm cộng giúp Bình nhận được suất học bổng vào đại học Mỹ.

Nguyễn Thư Bình, học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, mới đây nhận được tin trúng tuyển vào Đại học Hamilton, ngôi trường nằm trong top 16 đại học khai phóng tốt nhất nước Mỹ. Đại học Hamilton cấp cho Bình mức học bổng khoảng 6,2 tỷ đồng cho 4 năm học. Đây là kết quả Bình luôn mong đợi, bởi ước mơ đi du học được em ấp ủ từ khi còn học cấp 1.

Năm 3 tuổi, Bình có khoảng thời gian theo bố mẹ sang Úc học tiến sĩ. Thời điểm này, ông ngoại cũng đi cùng để hỗ trợ con chăm sóc cháu. Hơn 5 năm sinh sống tại Úc, Bình được ông dạy nói tiếng mẹ đẻ, học Toán và Tiếng Việt theo chương trình của Việt Nam. Nhờ thế khi trở về, Bình không cảm thấy bị hẫng hụt và nhanh chóng bắt kịp các bạn trong lớp.

“Nhưng kể từ khi về Việt Nam, em luôn nhớ về ngôi nhà khi còn sinh sống ở Úc. Điều đó dấy lên trong em khao khát được đi du học”, Bình nói.

Quãng thời gian học tập ở nước ngoài cũng giúp Bình trau dồi năng lực ngoại ngữ. Nhờ vậy khi trở về, Bình liên tục đạt được nhiều thành tích, giải thưởng ở môn tiếng Anh.

Được tuyển thẳng vào Trường THCS Cầu Giấy, Bình sau đó thi và giành giải Nhì học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 9. Em cũng đỗ vào 3 ngôi trường chuyên ở Hà Nội gồm Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Dù có nhiều băn khoăn, Bình quyết định lựa chọn trường Ams vì cho rằng “đây là môi trường năng động, sôi nổi với nhiều hoạt động và câu lạc bộ, tạo tiền đề cho em nộp hồ sơ du học”.

z5049264238143 bb54ad2273b3f4fab9e54f27ebe44944.jpg
Nguyễn Thư Bình, học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Có niềm đam mê và dành rất nhiều thời gian để học Tiếng Anh, Bình từng đi thi học sinh giỏi quốc gia ngay từ năm lớp 11 và giành giải Nhì. Dẫu vậy, phải đến tháng 6 năm nay, nữ sinh mới tham gia thi các chứng chỉ và bài thi chuẩn hóa.

Với chứng chỉ IELTS, Bình cho biết việc ôn tập của em có nhiều thuận lợi. Vốn thích đọc truyện bằng tiếng Anh, khi còn ở Úc, Bình mê mẩn cuốn Harry Potter, The Hunger Games hay các truyện cổ như Đôn Ki-hô-tê, Ba người lính ngự lâm. Điều này giúp Bình có vốn từ vựng vững vàng và thuộc nhiều thành ngữ.

“Ở phần Đọc hiểu của bài thi IELTS, em đạt điểm cao có lẽ nhờ vào việc đọc truyện nhiều”, Bình nói.

Trong khi đó, phần Nghe và Nói cũng là lợi thế của Bình vì học tại lớp chuyên Anh, hầu hết các bạn thường nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ này. Vì thế, nữ sinh cũng được luyện tập hàng ngày trên lớp. Đến khi về nhà, Bình cũng thường xuyên nói chuyện với bố mẹ bằng tiếng Anh.

Trong 4 kỹ năng, Bình đánh giá khó nhất vẫn là phần Viết. “Em thường rèn kỹ năng này bằng việc sáng tác truyện. Lúc rảnh rỗi, em thường viết truyện ngắn và đăng trên một số trang web sáng tác truyện”. Tính đến hiện tại, Bình đã hoàn thành 15 tác phẩm với số lượng khoảng 90.000 từ.

Sau khoảng thời gian ôn luyện, nữ sinh trường Ams đạt 9.0 IELTS và 1560 SAT ngay trong lần thi đầu tiên, vừa kịp đợt nộp hồ sơ vào tháng 11.

z5049264172476 6d8c4f595c43a9bac52de69c9017c7e0.jpg

Xác định sẽ theo học ngành Tâm lý, hầu hết các hoạt động Thư Bình tham gia đều liên quan đến lĩnh vực này. Một trong những dự án Bình tâm đắc là Tiny Wrist, dự án giới thiệu văn hóa Việt tới trẻ em và Việt kiều xa xứ.

Bình cho biết khi còn sống ở Úc, em không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với văn hóa Việt Nam. Vì vậy thông qua dự án, em mong muốn lan tỏa văn hóa Việt để những trẻ em sống xa xứ được hiểu hơn về nguồn cội, quê hương mình.

Ngoài ra, Bình cũng là thành viên ban Nội dung của dự án Teen Wellness, liên quan đến sức khỏe tâm lý cho thanh niên ở Hà Nội. Nhóm của Bình từng tổ chức một số workshop, mời chuyên gia tâm lý tới để chia sẻ, trò chuyện, tư vấn giúp những người trẻ đang gặp các vướng mắc có thể giải tỏa tâm lý cá nhân.

Trong bài luận của mình, Thư Bình cũng tập trung vào niềm đam mê này. Bình cho biết từ khi còn bé, em luôn thích quan sát, lắng nghe, trò chuyện, tư vấn và giúp đỡ mọi người về mặt tâm lý. Nhưng giai đoạn vào đầu cấp 3, một số người bạn em quen có dấu hiệu trầm cảm, thậm chí có suy nghĩ về việc tự tử nhưng em không thể giúp đỡ họ vì không biết tiếp cận và tư vấn thế nào.

Cũng từ ấy, Bình mong muốn được đào sâu lĩnh vực này. Lên lớp 11, em bắt đầu tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, tham gia vào một số câu lạc bộ tâm lý. Nhờ thế, Bình dần hiểu hơn và giúp đỡ được một số người bạn thân vượt qua vấn đề tâm lý. Những câu chuyện này càng giúp em vững tâm và tin tưởng hơn vào con đường mình lựa chọn.

Luôn có cá tính riêng và thể hiện một niềm đam mê xuyên suốt trong bộ hồ sơ, theo Bình, là yếu tố quan trọng giúp trường Mỹ lựa chọn em.

z5049264174436 10e8e8793775fd290a3f190231aef340.jpg

Một trong những điều khiến Bình tiếc nuối nhất trong suốt hành trình nộp hồ sơ du học Mỹ là việc không bắt tay vào chuẩn bị sớm dù có ý định đi du học từ khá lâu.

“Phải đến cuối năm lớp 11, em mới bắt đầu làm hồ sơ. Vì phải chuẩn bị gấp gáp, em không còn thời gian làm những điều mình thích như viết truyện hay chơi piano. Đó là điều em khá tiếc”.

Trước đó, Thư Bình đều làm những việc này hàng ngày. Nữ sinh cũng đã vượt qua 8 cấp độ của chứng chỉ Hiệp hội Âm nhạc Hoàng gia Anh (ABRSM).

Còn hơn nửa năm nữa Bình sẽ lên đường sang Mỹ. Trong thời gian này, ngoài chuẩn bị cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT, Bình dự định sẽ tập trung viết truyện, chơi piano và học võ. Dù quyết định sẽ không theo học chính thức tại một ngôi trường đào tạo nghệ thuật, Bình vẫn mong muốn theo đuổi piano để thỏa mãn đam mê.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !