Nữ giáo viên làm thêm trả học phí cho học sinh nghèo

Uganda - Bằng việc trả học phí cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô giáo Samallie Kasirye đang mang đến cho các em cơ hội cải thiện tương lai và phá vỡ vòng luẩn quẩn đói nghèo.

Khi cô giáo Samallie Kasirye ngồi vào bàn xoay gốm của mình và nhúng tay vào đất sét ướt và lạnh, cô cảm tưởng như được quay trở về quê hương mình. Giáo viên gốc Uganda này xuất thân từ một gia đình lâu đời làm gốm.

"Cha nuôi và bà ngoại của tôi là thợ gốm, họ đã dạy tôi những kỹ năng đó", cô Kasirye nói với ABC news.

 

Cô Kasirye đã sử dụng kỹ năng làm gốm của mình để đưa những đứa trẻ nghèo ở một ngôi làng xa xôi bước chân vào trường học. 


Bằng cách bán những tác phẩm gốm của mình và dạy nghệ thuật gốm sứ bên ngoài căn nhà ở TP Cairns (Australia), cô Kasirye có thể chi trả học phí của những đứa trẻ Uganda sống tại ngôi làng quê nghèo của cô ở Kalapata- một cộng đồng xa xôi ở phía Đông Bắc Uganda.

Cô Kasirye cho biết giáo dục là cơ hội thay đổi cuộc đời cho học sinh nghèo. Nêu không, những em này sẽ mãi luẩn quẩn trong vòng nghèo khó.

Bị mẹ cho đi ngay khi còn nhỏ, bản thân cô Kasirye được một cặp vợ chồng khá giả nhận nuôi và cho ăn học đầy đủ. Cô cũng được gia đình mới tạo điều kiện sang Australia du học.

“Bố mẹ nuôi luôn đảm bảo rằng tôi sẽ được về thăm mẹ ở quê và từ khi còn rất nhỏ, tôi đã nhận ra mình rất may mắn khi được nhận làm con nuôi vì rất nhiều cô gái trong làng đã đi lấy chồng từ khi còn rất trẻ”, cô nói.

Cô Kasirye đã sống ở Australia trong hơn 30 năm, nhưng cô không ngừng nhắc nhở bản thân rằng cuộc sống của mình có thể khác biệt như thế nào nếu không được học hành.

 

Trẻ em sống ở làng Kalapata của Uganda được tổ chức từ thiện của cô Kasirye tài trợ.


“Sau khi ở Australia 10 năm, tôi nhận ra mình thật may mắn, vì vậy tôi nghĩ mình phải làm gì đó để giúp những cô gái có hoàn cảnh giống tôi. Không có giáo dục, những đứa trẻ này sẽ không có tương lai”, cô Kasirye nói.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), mang thai ở tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bé gái vị thành niên ở Uganda. Cứ 4 cô gái tuổi từ 15-19 thì có 1 người đã có con.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những thách thức về chất lượng giáo dục: chỉ khoảng 50% học sinh tiểu học thành thạo đọc viết và tính toán, theo một cuộc khảo sát năm 2018 do chính phủ Uganda thực hiện.

Kể từ khi thành lập Viện từ thiện dành cho trẻ em Kalapata, nữ giáo viên Kasirye đã quyên góp được hàng ngàn USD để giúp một số trẻ em đi học tiểu học và trung học, đồng thời hỗ trợ một số trẻ em hoàn thành chương trình học đại học và tiếp tục kiếm việc làm.

"Cho đến nay, tôi đã giúp ba cô gái tốt nghiệp đại học. Một em là luật sư, người kia là thợ làm tóc và người thứ ba là nhà thiết kế thời trang," cô Kasirye tự hào chia sẻ.

Tử Huy

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !