Nổi nênh phận tôm hùm

Trong mắt thiên hạ, những người nuôi tôm hùm đều là tỷ phú bởi mỗi lần xuất tôm là cầm tiền tỷ trong tay. Thế nhưng mấy ai biết họ khổ sở đến chừng nào!

Những tỷ phú… lam lũ

Ngồi trò chuyện với anh Nguyễn Văn Vững (40 tuổi) ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), mà tôi như bị “hút” vào nụ cười hào sảng, giọng nói “ăn đằng sóng, nói đằng gió” rất đặc trưng của ngư dân. Vững nói về nỗi cơ khổ của nghề nuôi tôm hùm mà dường như đã hòa tan vào cuộc sống của người nuôi.

So với những người nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu), Vững chỉ là hậu bối, bởi anh mới nuôi có 10 năm nay, những người khác đã có thâm niên đến hơn 20 chục năm. 10 năm, thời gian chưa dài, nhưng Vững cũng đã thấm đẫm nỗi cơ cực, những âu lo thường trực bủa vây.

Vùng nuôi tôm trên đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên). Ảnh: V.Đ.T.

Vùng nuôi tôm trên đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên). Ảnh: V.Đ.T.

“Ai cũng nói nuôi tôm hùm là giàu lắm. Nhưng đó là chuyện trước đây, khi môi trường nước chưa bị ô nhiễm và thị trường còn ổn định. Bây giờ nuôi tôm bấp bênh lắm, không biết thiên tai, dịch bệnh ập đến lúc nào. Như năm 2017, tôm đang lớn vùn vụt, chuẩn bị bán thì nguồn nước nuôi bỗng đổi màu, chỉ trong vòng vài ba tiếng đồng hồ là tôm lăn đùng ra chết hàng loạt. Lúc ấy tôm hùm có giá lắm, tôm bông đến 1,5 - 1,8 triệu đồng/kg, tôm xanh hơn 1 triệu đồng/kg. Năm ấy tui nuôi 20 lồng, tôm chết đến 90%, kể như trắng tay”, Vững ngậm ngùi nhớ lại.

Theo lời anh kể, nghề nuôi tôm hùm trên biển lo nhất là mùa bão lũ, lúc không có ở nhà thì tai lúc nào cũng “gắn” vào cái radio, khi đã về nhà thì mắt lúc nào cũng “dán” vào tivi để theo dõi tin tức bão lũ. Khi ngành chức năng báo bão, dù lúc ấy mới có 1 giờ sáng cũng phải thức dậy cấp tập nổ máy ghe chạy ra biển, nơi đang nuôi tôm hùm để hạ những lồng tôm xuống sát đáy biển, nhằm tránh bị sóng đánh làm vỡ lồng, tôm trôi đi hết. Nếu lồng tôm không bị sóng đánh vỡ thì khi nguồn nước nuôi bị ngọt hóa do mưa tôm cũng sẽ bị chết.

“Trời mùa đông lạnh như cắt mà phải lặn xuống biển để hạ lồng tôm là phải biết khổ sở đến chừng nào. Hồi xưa lồng nuôi tôm nằm sâu sát đáy biển, bởi khi ấy nguồn nước nuôi chưa ô nhiễm, bây giờ lồng nuôi được cho nổi chỉ còn cách mặt nước khoảng 2m để tránh ô nhiễm. Do vậy, khi có gió bão là phải hạ lồng nuôi tôm xuống sát đáy biển để tránh thiệt hại. Bão tan là phải lại lặn xuống đáy biển đưa lồng lên trên, nếu không tôm cũng bị chết ngạt”, Vững chia sẻ.

Anh Lê Thanh Hải đang nuôi 40 lồng tôm hùm, mỗi lồng nuôi 200 con ở xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu). Năm nay Hải mới 43 tuổi mà đã có hơn 15 năm nuôi tôm hùm. Chừng ấy thời gian gắn bó với nghề nuôi tôm hùm, Hải đã nếm trải hết những nỗi cơ cực, những buồn vui của nghề. Trước đây, khi nguồn nước nuôi ở vùng đầm Cù Mông chưa bị ô nhiễm, nghề nuôi tôm hùm còn ít rủi ro, thị trường tiêu thụ còn ổn định, Hải nuôi đến 80 lồng. Khi ấy, Hải phải thuê 2 - 3 nhân công để phụ việc hàng ngày.

3

Tác giả trò chuyện với Lê Thanh Hải trên bè nuôi của anh trên vùng đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên). Ảnh: V.Đ.T.

Hải kể, sáng sớm mỗi ngày anh phải chạy xe máy ra chợ Xuân Thịnh để mua thức ăn cho tôm, khi thì mua cá giã (cá do tàu giã cào đánh bắt), cá lưới; khi thì mua con cháy, ốc bươu vàng, đầu tôm… từ các nơi đưa về cung cấp cho các hộ nuôi tôm hùm ở đây. Thức ăn mua về phải được rửa sạch sẽ, ốc bươu phải được xay nát rồi chở ra biển để cho tôm ăn.

“Ngày nào tôi cũng phải ngâm mình dưới biển bằng bình hơi suốt 2 - 3 tiếng đồng hồ. Xuống biển, tôi phải bơi vào từng lồng để làm vệ sinh thức ăn thừa của ngày hôm trước. Trong quá trình làm vệ sinh lồng, tôi quan sát lũ tôm ăn để phát hiện có con nào có biểu hiện bị bệnh không. Tôm hùm khi ăn nó “ngồi” khum khum cái lưng, những cái que gắp mồi bỏ vào miệng trông như người ăn, nhìn sướng mắt lắm. Nếu phát hiện con nào bị bệnh thì bắt ra chứ để lại sẽ lây lan cả lồng. Sau khi làm vệ sinh lồng, tôi lên bè thì khi ấy nhân công mới bắt đầu cho thức ăn vào những cái ống nhựa gắn giữa mỗi lồng nuôi để cho tôm ăn”, Hải chia sẻ.

Những tỷ phú… âu lo

Cơ cực đã đành, những người nuôi tôm hùm còn thường xuyên bị nỗi lo thị trường bủa vây. Tôm hùm nuôi ở Phú Yên chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, nếu thị trường này ăn mạnh, có giá tốt thì người nuôi “rủng rỉnh” tiền trong túi. Nếu thị trường Trung Quốc “ẩm ương”, thì người nuôi chỉ biết chống cằm than vắn thở dài chứ không biết bán cho ai. Theo thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện có đến hơn 100.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển, chủ yếu là tôm hùm. Nếu thị trường Trung Quốc bị “tắc” thì tôm hùm ứ đọng, rớt giá ắt xảy ra.

Mỗi ngày anh Lê Thanh Hải, người nuôi 40 lồng tôm hùm trên đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) phải lặn dưới nước 2-3 tiếng đồng hồ để làm vệ sinh lồng, theo dõi sức khỏe tôm nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Mỗi ngày, anh Lê Thanh Hải, người nuôi 40 lồng tôm hùm trên đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) phải lặn dưới nước 2 - 3 tiếng đồng hồ để làm vệ sinh lồng, theo dõi sức khỏe tôm nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Theo người nuôi tôm trên vịnh Văn Phong ở khu phố Phước Lý (thị xã Sông Cầu), hiện nay, họ hầu hết không còn nuôi tôm hùm bông nữa, mà chuyển sang nuôi tôm hùm xanh. Nguyên nhân là do nguồn nước nuôi đã ô nhiễm trầm trọng, tôm hùm bông có sức đề kháng yếu nên bị hao hụt nhiều trong quá trình nuôi, tôm hùm xanh có sức đề kháng tốt hơn nên trụ được. Giá giống tôm hùm xanh hiện 40.000 đồng/con, 1 lồng nuôi 200 con, người nuôi phải tiêu tốn 8 triệu đồng tiền giống, nếu ai nuôi 20 lồng thì riêng khoản đầu tư tiền giống hết 160 triệu đồng. Trước đây, khi nguồn nước nuôi chưa ô nhiễm, tôm hùm bông nuôi 10 tháng và tôm hùm xanh nuôi 7 tháng là có thể xuất bán. Nay tôm hùm sống trong nguồn nước ô nhiễm nên sinh trưởng, phát triển kém. Do đó, hiện tôm hùm bông phải nuôi đến 14 - 15 tháng, còn tôm hùm xanh phải nuôi 18 - 19 tháng mới đủ kích cỡ xuất bán.

4.000 con tôm hùm xanh của anh Nguyễn Văn Vững nuôi trên vịnh Văn Phong thuộc khu phố Phước Lý, xã Xuân Yên (thị trấn Sông Cầu, Phú Yên) đã nuôi 18 tháng, đạt 8 lạng/con vừa thay vỏ, nhưng anh Vững chưa bán vì giá quá rẻ. Ảnh: V.Đ.T.

4.000 con tôm hùm xanh của anh Nguyễn Văn Vững trên vịnh Văn Phong thuộc khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) đã nuôi 18 tháng, đạt 8 lạng/con vừa thay vỏ, nhưng anh Vững chưa bán vì giá quá rẻ. Ảnh: V.Đ.T.

Tôm nằm trong lồng càng lâu thì người nuôi tiêu tốn thức ăn càng nhiều. Ví như anh Lê Thanh Hải đang nuôi 40 lồng tôm hùm xanh ở vùng nuôi đầm Cù Mông, mỗi ngày Hải phải mất 2 triệu đồng thức ăn, mỗi tháng mất 60 triệu, nuôi 14 tháng lũ tôm sẽ “ngốn” mất 840 triệu đồng thức ăn. Cộng với tiền mua con giống cho 40 lồng nuôi, tổng chi phí con giống và thức ăn cho 14 tháng nuôi của anh Hải là hơn 1,1 tỷ đồng. Đó là chưa kể những chi phí phát sinh nếu tôm bị dịch bệnh. Đầu tư tiền tỷ là vậy, nếu tôm bị “tắc” đầu ra, giá hạ thì kể như… công cốc. Còn nếu tôm bị đột tử hàng loạt như năm 2017 thì người nuôi kể như trắng tay.

“Giá tôm “nóng lạnh” bất thường lắm. Ai cũng nghĩ tháng 7 âm lịch tôm hùm sẽ ế, vì tháng này người ăn chay nhiều, các nhà hàng sẽ vắng khách. Thế nhưng tháng 7 âm lịch năm ngoái tôm hùm bỗng tiêu thụ mạnh ngoài dự kiến của người nuôi, giá tôm cũng tăng cao đến trên 1 triệu đồng/kg. Người nuôi tôm hùm hiện nay mù mịt thị trường như người đi trong bóng đêm, do đó bị động lắm, thế nhưng nghề của mình mình phải làm chứ đâu biết làm gì khác”, anh Lê Thanh Hải, người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh (thị trấn Sông Cầu, Phú Yên), bộc bạch.

Anh Nguyễn Văn Vững với lũ vẹm, món ăn tôm hùm rất thích. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Nguyễn Văn Vững với lũ vẹm, món ăn tôm hùm rất thích. Ảnh: V.Đ.T.

“Cách đây 3 tháng, giá tôm hùm bông 800.000 đồng/kg, giá tôm hùm xanh 600.000 đồng/kg. Hiện nay giá có nhỉnh lên chút đỉnh, nhưng tôm hùm bông cũng chỉ có 960.000 đồng/kg, tôm hùm xanh 760.000 đồng/kg, mà giá tôm cũng chỉ mới tăng từ những ngày đầu tháng 7, chứ những ngày trước vẫn thấp.

Những năm trước đây, vào thời điểm này giá tôm cao lắm, tôm hùm xanh có giá đến 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg. 20 lồng nuôi của tôi hiện có 4.000 con tôm hùm xanh đã đạt 8 lạng/con, thế nhưng giá tôm còn rẻ quá nên tôi chưa xuất bán, dù chúng đã được nuôi đến 18 tháng, 1kg tôm mà mất đến 300.000 - 400.000 đồng là lớn lắm.

Nuôi tôm hùm bây giờ chấp nhận như đánh bạc, nếu “cầm lồng” 20 lồng tôm này mà giá không tăng, còn hạ thấp thêm thì tôi đành bấm bụng chịu”, anh Nguyễn Văn Vững, người đang nuôi 20 lồng tôm hùm xanh ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu), chia sẻ.

Nông dân Bắc Giang đưa giống bơ Tây Nguyên về trồng sai trĩu quả, người Đắk Lắk trồng giống vải thiều Hải Dương thu cả trăm tấn

Nông dân Bắc Giang đưa giống bơ Tây Nguyên về trồng sai trĩu quả, người Đắk Lắk trồng giống vải thiều Hải Dương thu cả trăm tấn

Một nông dân ở Bắc Giang sở hữu trang trại trồng giống bơ từ Tây Nguyên rộng hàng héc ta bắt đầu cho thu hoạch cả tấn quả; trong khi đó anh nông dân Đắk Lắk lại đưa giống vải thiều của Hải Dương vào trồng trên đất Tây Nguyên.

Theo nongnghiep.vn

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.