Nỗi lo về khí đốt vẫn tồn tại ở châu Âu

Các cuộc bạo loạn ở Kazakhstan là tâm điểm chú ý trong tuần đầu tiên của tháng Giêng.

Theo đó, bắt đầu với các cuộc biểu tình về việc tăng giá nhiên liệu chúng đã nhanh chóng leo thang thành các cuộc biểu tình chống chính phủ trên khắp đất nước và dẫn đến sự phân chia lại quyền lực ở Kazakhstan.

Quyết định nhanh chóng triển khai lực lượng của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã giúp ổn định và giảm cường độ của các cuộc đụng độ quân sự.

Trong số các hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng Kazakhstan là việc mở rộng phạm vi điều tiết của nhà nước về giá cả đối với hàng hóa. Thiệt hại trực tiếp từ tình hình bất ổn ở nước này ước tính khoảng 200 triệu USD.

{keywords}
Châu Âu là trung tâm của cuộc khủng hoảng năng lượng kể từ năm ngoái, khi việc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19 đặt ra nhu cầu rất lớn đối với các kho dự trữ khí đốt tự nhiên đang cạn kiệt. (Ảnh: Gazprom)

Sự bất ổn ở Kazakhstan, quốc gia chiếm hơn 40% sản lượng uranium thế giới, khiến giá uranium tăng trong ngắn hạn vào tuần trước. Giá uranium đã tăng kể từ tháng 9 năm ngoái do vai trò quan trọng của điện hạt nhân trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh toàn cầu.

Bất chấp thời tiết tương đối ấm áp, những lo ngại vẫn tồn tại về nguồn cung cấp khí đốt ở châu Âu. Theo Bloomberg, châu Âu sắp cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên. Các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất ở Liên minh châu Âu (EU) chưa bao giờ có trữ lượng khiêm tốn như trong mùa đông năm nay.

Bloomberg nhắc lại, Đặc phái viên Năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ Amos Hochstein đã cảnh báo 4 tháng trước rằng châu Âu không đủ năng lượng để chuẩn bị cho mùa đông. Các chuyên gia dự báo giá khí đốt và điện sẽ tiếp tục tăng cao, cũng như sự gia tăng căng thẳng chính trị trong EU.

Ở Đức, các chính trị gia đang nói về những rạn nứt trong liên minh chính phủ mới do các vấn đề trong việc vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Đại diện của đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) nói rằng, việc ra mắt Nord Stream 2 không liên quan đến chính trị và đáp ứng mong muốn của người Đức.

Phó Chủ tịch SPD Kevin Kühnert cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, hầu hết người Đức thường xuyên tham gia các cuộc thăm dò đều ủng hộ việc vận hành Nord Stream 2.

Trong khi đó, truyền thông phương Tây cũng lo ngại về triển vọng thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Trung Quốc về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới. Trong bối cảnh tranh chấp về Nord Stream 2, Brussels và London gần như không chú ý đến mong muốn của Nga và Trung Quốc trong việc tăng gấp đôi nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho châu Á.

Các chuyên gia phương Tây tin rằng, việc thực hiện một dự án như vậy sẽ làm tăng cơ hội của Nga trên thị trường thế giới và ảnh hưởng đến sự độc lập về năng lượng của châu Âu. Nếu Power of Siberia 2 (Năng lượng Siberia 2) được triển khai, Nga sẽ có thể chuyển hướng khí đốt từ các mỏ ở Yamal không phải đến châu Âu mà tới Trung Quốc. Không giống như châu Âu, Trung Quốc không mâu thuẫn với các hợp đồng khí đốt dài hạn, do đó thuận lợi hơn cho việc thực hiện các dự án lớn về sản xuất và vận chuyển khí đốt.

Bên cạnh đó, trên thị trường dầu mỏ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) tiếp tục tăng sản lượng theo kế hoạch, bất chấp lo ngại nhu cầu giảm do sự lây lan của chủng Omicron. Hôm 4/1, các thành viên OPEC+ giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu thêm 400 nghìn thùng mỗi ngày từ tháng Hai.

Thanh Bình (lược dịch)

Điều gì sẽ xảy ra với giá dầu năm 2022?

Điều gì sẽ xảy ra với giá dầu năm 2022?

Vào năm 2021, giá dầu đã tăng giá gần 60%. Điều này phần lớn là do sự phục hồi chưa từng có trên thị trường khí đốt. Các nhà phân tích cảnh báo, năm 2022 mức tăng trưởng như vậy sẽ không được mong đợi.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !