Nơi bẩn nhất trên máy bay

Bạn có thể bất ngờ khi biết rằng nơi bẩn nhất trên máy bay không phải phòng vệ sinh mà là bàn gập phía sau ghế.

Theo Explore, bàn gập phía sau ghế trên máy bay chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn 10 lần so với nút xả bồn cầu. Bề mặt này cũng có thể là nơi trú ngụ của các loại virus nguy hiểm và vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Các nhà khoa học đã phát hiện tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) ở bàn gập. Đây là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết.

ban gap may bay.jpg
Bàn gập sau lưng ghế là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn. Ảnh: Shemazing

Chăn, gối, lỗ thông hơi, tay dựa trên máy bay cũng là nơi sinh sản vi khuẩn. Trên túi gắn ở ghế và tay dựa có vi khuẩn Escherichia coli. Theo nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Microbiology, nếu vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có nguy cơ gây tiêu chảy, viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cảnh báo tương tự cũng được áp dụng đối với các lỗ thông gió phía trên ghế hành khách, nơi hàng trăm người chạm vào mỗi ngày. Lượng vi khuẩn trung bình ở đây còn cao hơn cả nút xả bồn cầu. 

Không khí trong cabin khá an toàn nhưng vẫn có thể tàn phá làn da của bạn. Hầu hết các máy bay đều sử dụng bộ lọc như ở bệnh viện và luân chuyển không khí từ trên xuống dưới, giúp giảm lượng vi khuẩn.

Theo The List, nhà vệ sinh được làm sạch nhưng không khử trùng giữa các chuyến bay. Do đó, bạn hãy nhớ vệ sinh tay sau khi chạm vào tay nắm cửa, tựa đầu, dây an toàn và các bề mặt tiếp xúc khác để bảo đảm sức khỏe. Dùng khăn lau để khử trùng màn hình cảm ứng, lau bàn gập trước và sau khi ăn.

Theo một nghiên cứu trước đây của CBC, bàn gập cũng nằm trong các vị trí bẩn nhất trên máy bay. Các nhà phân tích đã thu thập 100 mẫu từ nhiều bề mặt khác nhau trên 18 chuyến bay giữa Ottawa và Montreal (Canada) của 3 hãng hàng không. Họ ghi nhận nấm men và nấm mốc có ở phần lớn các chuyến bay.

Theo Insider, một lý do cho sự tồn tại của nhiều vi khuẩn trên máy bay là các nhân viên hàng không quá vội vàng khi làm vệ sinh giữa các chuyến. Nhiều tiếp viên và đại diện dịch vụ khách hàng thừa nhận trách nhiệm và cho rằng “không có đủ thời gian để khử trùng toàn bộ máy bay đúng cách”. 

Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

Đang cập nhật dữ liệu !